|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị

21:29 | 15/11/2019
Chia sẻ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW và 60-KL/TW.

Hôm nay (15/11), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị khoá X về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 và Kết luận số 60-KL/TW của Bộ Chính trị khoá X về xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị - Ảnh 1.

Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các ban đảng, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và tập thể lãnh đạo hai địa phương.

Sau khi nghe lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương báo cáo về những nội dung cơ bản của hai Đề án tổng kết, Văn phòng Trung ương Đảng báo cáo tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan và ý kiến phát biểu của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao Ban Kinh tế Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án đã chuẩn bị công phu, chu đáo, tiếp thu nghiêm túc, kỹ lưỡng ý kiến góp ý của các cơ quan chức năng. Bộ Chính trị cơ bản tán thành những nội dung đã nêu tại Tờ trình và hai Báo cáo tổng kết.

Đánh giá tổng kết thực hiện Kết luận số 48-KL/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, Bộ Chính trị cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng trong đổi mới tư duy, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển, kinh tế tăng trưởng khá.

Thành phố Huế được ghi nhận là thành phố Festival của Việt Nam, thành phố văn hoá, du lịch ASEAN; quần thể di tích Cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được giữ gìn, tôn tạo; đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân được nâng cao; tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được quan tâm thực hiện.

Bên cạnh các kết quả đạt được, phát triển kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; hệ thống đô thị phát triển chậm; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ; công tác quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa thể hiện rõ bản sắc của Thừa Thiên Huế; cải cách hành chính; công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy trên một số mặt còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cần triển khai nghiêm túc và thực hiện hiệu quả Nghị quyết, phát huy cao độ sự đồng thuận của xã hội, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Tổng kết thực hiện Kết luận số 60-KL/TW về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, Bộ Chính trị đánh giá, thành phố Buôn Ma Thuột đã có nhiều cố gắng để khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế phát triển, kinh tế tăng trưởng khá cao; trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, hướng tới một đô thị hiện đại, bản sắc vùng Tây Nguyên; đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân được nâng cao; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được quan tâm; hoạt động của bộ máy hành chính từng bước được đổi mới theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế; chưa thực sự đóng vai trò là đô thị trung tâm mang đặc sắc riêng của vùng Tây Nguyên; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nối với các tỉnh khác ngoài vùng chậm được nâng cấp; công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, an ninh, trật tự trên một số địa bàn, lĩnh vực còn tiềm ẩn phức tạp.

Với mục tiêu đến năm 2030, Buôn Ma Thuột trở thành đô thị xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc, là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên; là đô thị hạt nhân của chuỗi đô thị, cực tăng trưởng của vùng Tây Nguyên và tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Kết luận về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk triển khai nghiêm túc và có hiệu quả Kết luận; phát huy cao độ sự đồng thuận của xã hội, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm sớm đưa Kết luận vào cuộc sống.

Cũng tại Hội nghị này, sau khi xem xét Tờ trình của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định một số trường hợp nhân sự thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị và cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng khác.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Xuân Dần

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.