|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tôm bơm tạp chất: Phụ thuộc đầu ra, khó thoát lối mòn

08:19 | 07/04/2017
Chia sẻ
Khi phụ thuộc vào một đầu ra, tôm của Việt Nam cũng sẽ giống như gạo, rất nguy hiểm.

TS. Vũ Anh Tuấn, Phân viện trưởng, Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản nam Sông Hậu nói.

tom bom tap chat phu thuoc dau ra kho thoat loi mon
Tôm bơm tạp chất. Ảnh minh họa

Quy luật cung - cầu

Vị TS này cho biết, hiện tượng bơm chất agar vào tôm đã xuất hiện từ khoảng 10 năm trước, nhưng ít được quan tâm. Ngoài bơm tạp chất, ông còn được nghe một doanh nghiệp ở Cà Mau than phiền tôm bị đóng đinh vào tôm để bán cho nặng cân.

Khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã phải từ chối, không mua hàng. Tuy nhiên, khi khan hàng, không đủ hàng để cung cấp cho đối tác, các doanh nghiệp buộc phải sử dụng máy soi kim loại để loại bỏ đinh trong con tôm.

"Doanh nghiệp kể với tôi, việc này là thương lái người Việt làm. Họ mua 1kg đinh hết khoảng 150.000 đồng, nhưng 1kg tôm họ bán với giá 300.000 đồng, như vậy là lời cả trăm ngàn rồi", TS Tuấn kể.

Tương tự, hiện tượng bơm agar vào tôm cũng vậy.

"Một buổi sáng, một người bơm được 5kg tôm là doanh nghiệp cũng có thể thu cả tiền triệu rồi", ông Tuấn kể.

Do đó, vị TS cho rằng, nguyên nhân, gốc dễ của vấn đề cần phải nhìn nhận trước hết từ phía người thu mua tôm, chính là các đại lý, công ty xuất khẩu thủy sản. Người nông dân không có thời gian để ngồi bơm agar vào cả một vựa tôm, hơn nữa, bơm agar cũng phải có kỹ thuật không phải ai bơm cũng được.

"Tôi trực tiếp làm việc với người nuôi tôm, họ đều được hướng dẫn nuôi theo phương pháp thủy canh, làm gì có tạp chất hay thuốc kháng sinh, hay chất kim loại... Tôm Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài bị trả về vì nhiễm tạp chất cao, dư lượng kháng sinh vượt quá tiêu chuẩn, đó là do doanh nghiệp, các công ty xuất khẩu thủy sản muốn kiếm lợi nhanh đã ép thương lái sau khi thu mua tôm của người dân phải bơm agar, tạp chất cho nặng cân.... Vì thế mới sinh ra cái nghề bơm agar, cả làng đi bơm agar... ", ông Tuấn nói.

Phụ thuộc đầu ra, khó thoát lối mòn

TS. Vũ Anh Tuấn cho biết, hiện tượng trên thực tế vẫn diễn ra vì có người mua sẽ có người làm. Ngoài những doanh nghiệp làm ăn chân chính, biết nói lời từ chối với những sản phẩm kém chất lượng thì vẫn có rất nhiều những doanh nghiệp làm ăn chụp giật, bị đồng tiền làm mờ mắt.

Nhìn từ góc độ người dân, họ phải làm để có tiền trang trải cho cuộc sống. Nhưng đứng từ góc độ doanh nghiệp, họ đang làm chỉ vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua cái lợi ích và sự bền vững lâu dài.

Ông Tuấn cũng nhắc nhở, có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản nhưng thực chất chỉ là đá chân, không xem đây là một lĩnh vực quan trọng nên không có trách nhiệm với sự phát triển bền vững của nghề này.

"Rất nhiều doanh nghiệp thủy sản nhưng lại nhảy vào buôn bất động sản, đầu tư xây dựng... Xuất khẩu tôm có khi chỉ là lá chắn cho doanh nghiệp làm việc khác. Thậm chí, xuất khẩu tôm là con bài cứu cánh cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn, thua lỗ". Theo ông Tuấn, vì thế mới có những doanh nghiệp Việt bị thương lái Trung Quốc dẫn dắt, xui người dân bơm agar vào tôm.

Vị TS này cho hay, sự thiếu trách nhiệm của những doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và chất lượng của những doanh nghiệp muốn làm ăn chân chính, đàng hoàng.

Không chỉ là mối lo với những doanh nghiệp trong nước, sự xuất hiện của những doanh nghiệp thủy sản kiểu nói trên đang là mối nguy hại cho ngành công nghiệp nuôi tôm. Đây cũng là cơ hội cho những thương lái Trung Quốc muốn thao túng, lũng đoạn, làm mất uy tín của sản phẩm Việt. Đây là điều đáng lo ngại nhất.

"Thương lái Trung Quốc thông qua các công ty xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam để thu mua tôm sau đó mang về tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Một phần sẽ được xuất khẩu sang các nước thứ ba. Những sản phẩm trên vẫn gắn mác tôm Việt nhưng đã bị thương lái Trung Quốc ép bơm tạp chất, bột rau câu, không còn đảm bảo về chất lượng. Trong trường hợp tôm bị trả về, hoặc cấm nhập khẩu tôm Việt cũng như người nông dân Việt mới là đối tượng phải chịu thiệt hại lớn nhất chứ không phải thương lái Trung Quốc", vị TS phân tích.

Ông Tuấn cảnh báo, khi bị mất uy tín, không xuất khẩu được sang các thị trường khó tính, tôm Việt chỉ còn nước quay đầu lại bán cho thương lái Trung Quốc.

"Rất khó tránh khỏi lối mòn của nông sản. Nếu bị phụ thuộc vào một đầu ra, ngành công nghiệp nuôi tôm Việt cũng sẽ lại như lúa gạo, thanh long... thương lái Trung Quốc bảo sao phải làm vậy, giá nào cũng phải bán. Thiệt hại cho người dân và nền kinh tế là vô cùng lớn".

Phân viện trưởng, Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản nam Sông Hậu thẳng thắn, cần phải xử lý nghiêm, dứt điểm tình trạng trên. Nhất là với những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Nếu không có người mua chắc chắn sẽ không có người làm.

Vị TS nói thẳng, pháp luật của chúng ta hiện chưa nghiêm, mức xử lý còn quá nhẹ, không đủ răn đe, do đó, doanh nghiệp không biết sợ. Nhiều doanh nghiệp phạt xong lại làm tiếp.

"Nhiều anh em nói với tôi rằng, thương lái Trung Quốc mua tôm có bơm agar, rất nhiều nhà máy, công ty của người Việt mình cũng mua tôm bơm agar. Họ có đủ dụng cụ, máy móc để kiểm tra và loại bỏ tôm có tạp chất nhưng họ vẫn mua vì lợi.

Nếu không làm nghiêm, tình trạng trên sẽ còn tiếp diễn. Vì sao, khi phát hiện sai phạm không đóng cửa ngay nhà máy, công ty đó?. Thậm chí còn phải xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng?", ông Tuấn đặt câu hỏi.

Hoài An

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.