Tin tức Thời sự 3/9: TP HCM nhận sai vì điều chỉnh quy hoạch tại KĐT Nam TP chưa xin phép Thủ tướng
TP HCM nhận sai vì điều chỉnh quy hoạch chưa xin phép Thủ tướng
Trong báo cáo giải trình Chính phủ về việc xử lý sau thanh tra đất đai tại TP HCM, UBND thành phố thừa nhận thiếu sót khi chưa xin ý kiến Thủ tướng nhưng đã ban hành Quyết định 5080/1999 điều chỉnh 8 phân khu chức năng tại Khu đô thị mới Nam thành phố.
Tuy nhiên, UBND thành phố cho là việc này không làm thay đổi định hướng phát triển quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt. Việc điều chỉnh cũng được thành phố lấy ý kiến Bộ Xây dựng và Quyết định 5080 đã được thay thế bởi Quyết định 6555/2005.
TP HCM nhận sai vì điều chỉnh quy hoạch 8 phân khu chức năng tại KĐT Nam TP chưa xin phép Thủ tướng. Ảnh minh họa. |
Nội dung quy hoạch tại Quyết định 6555 đã được cập nhật vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025 và được Thủ tướng duyệt tại Quyết định 24/2010, cũng như đã cập nhật vào Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5.000 (quy hoạch phân khu) Khu đô thị mới Nam thành phố do UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 6692/2012.
Bộ Tài chính kiến nghị cấm hoàn toàn xuất khẩu khoáng sản thô
Trong một văn bản gửi Bộ Công Thương mới đây, Bộ Tài chính đã kiến nghị hàng loạt giải pháp để thúc đẩy khoáng sản xuất khẩu cũng như quản lý nhà nước hiệu quả.
Trong đó, Bộ Tài chính cho rằng, cần tiến hành rà soát, đánh giá, hạn chế cấp phép khai thác khoáng sản xuất khẩu, kiểm soát khai thác khoáng sản.
Đồng thời, nghiên cứu thực hiện chính sách cấm xuất khẩu khoáng sản thô, không áp dụng chính sách cho xuất khẩu khoáng sản cá biệt. Đối với các loại khoáng sản không cấm thì áp dụng giấy phép xuất khẩu...
Việt Nam mượn của Trung Quốc bao nhiêu?
Việt Nam hiện nợ Trung Quốc bao nhiêu là câu hỏi đáng hỏi, bởi vì chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cảnh báo về các điều kiện không ưu đãi khi vay “tín dụng ưu đãi” của Trung Quốc.
Báo cáo “Cập nhật định hướng thu hút, và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn 2021-2025” (3-8-2018) đã viết như sau (trích nguyên văn): “...tín dụng ưu đãi của Trung Quốc tương tự như các khoản tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với vốn ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam. Lãi suất khoảng 3%/năm, phí cam kết 0.5%, phí quản lý 0,5%, thời hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn năm năm... Tuy nhiên, một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc cũng thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư. Do đó, định hướng trong thời gian tới đối với việc vay nguồn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc cần được xem xét, cân nhắc”...
Cơn bão suy giảm tiền tệ các nước mới nổi đã trở lại
Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi chững lại, sự bất ổn trong các đồng tiền thị trường mới nổi đã lại tiếp tục. Những gì đã bắt đầu ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đã lan thành một sự sụp đổ rộng lớn hơn, trong khi các nhà hoạch định chính sách ở Indonesia, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil đang đưa ra các cam kết bảo vệ nền kinh tế của họ.
Dù vậy, nhiều quốc gia có thể sớm rơi vào vòng xoáy tiền tệ suy yếu, đe dọa tăng trưởng kinh tế.
Đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ, đã không ngừng thiết lập mức thấp nhất mọi thời đại mới, và được xem là "chim hoàng yến trong mỏ than" (lời cảnh báo) cho những rắc rối trên các thị trường mới nổi, theo các nhà chiến lược tại BNY Mellon. Thương nhân lo lắng về các nước có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và một khoản nợ lớn bằng đồng USD với lãi suất tăng và đồng USD ngày một mạnh hơn...