NHNN cho biết quá trình xử lý nợ của ngân hàng gặp khó khăn do việc giãn cách xã hội, dẫn tới nguy cơ nợ xấu tín dụng đối với một số ngành tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hiện đang có xung đột giữa người lái xe và nhà đầu tư các dự án đường BOT ở một số nơi mà nguyên nhân trực tiếp là do các lái xe phản đối mức phí sử dụng đường BOT quá cao và vị trí đặt các trạm thu phí bất hợp lý. Hình thức phản đối phổ biến là dùng tiền lẻ để gây ùn tắc giao thông, buộc các trạm thu phí phải “xả trạm”.
Việc thay đổi chính sách của Nhà nước như giảm phí, điều chỉnh lộ trình tăng phí giao thông... đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nợ của các tổ chức tín dụng có tài trợ vốn cho các đối tượng dự án.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 30/6/2016, tính riêng các ngân hàng thương mại đã cam kết cấp tín dụng dự án BOT, BT giao thông là 159.204 tỷ đồng; tổng số dư cấp tín dụng là 83.611 tỷ đồng, tăng 12,43% so với cuối 2015.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.