Hoạt động phục hồi kinh tế đã thể hiện rõ ngay trong những tháng đầu năm, Pyn Elite Fund đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay và 2023.
HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng 6,2% năm nay nhưng vẫn có khả năng đối mặt lạm phát cao hơn ở mức 3,7%. Ngoài ra, giá nhiên liệu thế giới tăng cao có thể đặt ra rủi ro cho tài khoản vãng lai và khả năng phục hồi tiêu dùng cá nhân
Nếu giá dầu duy trì ở vùng giá 80 USD/ thùng, BSC dự báo lạm phát của Việt Nam có thể tăng tới 4,5%. Lạm phát ở Việt Nam có thể tăng cao hơn nếu giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/ thùng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt mức 3,8%, năm 2022 đạt 6,6%. Mức dự báo này là cao hơn hẳn so với nhóm 4 nước còn lại gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia.
Ngân hàng thế giới World Bank (WB) đã công bố báo cáo điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 xuống còn 4,8%, trước đó là 6,8%. Trong kịch bản xấu, ngân hàng dự báo tăng trưởng GDP có thể chỉ đạt 3,2%
Ngân hàng Standard Chartered dự báo Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay, ADB cũng điều chỉnh dự báo xuống còn 5,8% từ mức 6,7% đưa ra hồi tháng 4.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kịch bản thứ nhất tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 5,9% và kịch bản thứ hai là 6,2%, cả hai kịch bản này đều thấp hơn so với mục tiêu 6,5% đề ra.
Đánh giá về tăng trưởng GDP quý II vừa qua, HSBC cho rằng con số 6,6% đúng như dự báo của tổ chức này nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng của thị trường. Mức tăng trưởng này cao phần lớn là do kết quả cùng kỳ năm trước rất thấp.
Theo kịch bản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, quý III phải đạt mức tăng trưởng là 7% và quý IV tăng 7,5%.
Trong số các tổ chức đưa ra nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, mức lạc quan nhất đến từ S&P Global Ratings với dự báo 8,5%. Sau khi làn sóng COVID-19 thứ 4 đổ bộ, đã có một số tổ chức hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam.