Tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những doanh nghiệp có tỷ lệ Tiền mặt ròng/Vốn hóa cao
Tại Việt Nam, mặc dù lạm phát dự báo vẫn được kiểm soát tốt quanh mốc 4%, nhưng rủi ro này vẫn luôn hiện hữu dưới áp lực chung trên toàn thể giới. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng những doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt dồi dào, đòn bẩy tài chính thấp được đánh giá có rủi ro ít, khả năng chống chịu với thách thức tốt hơn.
Câu hỏi đặt ra là liệu cổ phiếu của những doanh nghiệp như vậy có thực sự đem lại tỷ suất đầu tư cao trong quá khứ? Bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư tìm câu trả lời bằng việc nghiên cứu dữ liệu TTCK Việt Nam từ năm 2015 trở lại đây.
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về chỉ số Tiền mặt ròng/Vốn hóa với công thức phổ biến như sau:
Tiền mặt ròng/Vốn hóa = (Tiền & tương đương tiền - Tổng nợ vay)/Vốn hóa.
Chỉ số cao thể hiện lượng tiền mặt công ty sở hữu là dồi dào và nền tảng tài chính mạnh, tương quan với Vốn hóa, hàm ý rằng Công ty đang được định giá rẻ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, việc có số dư tiền mặt lớn có thể cho thấy doanh nghiệp đang thiếu những dự án đầu tư, do đó triển vọng tăng trưởng trong tương lai có thể bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, các Doanh nghiệp Việt Nam có dư tiền mặt lớn thường có các khoản tiền gửi trên 3 tháng nằm tại khoản mục Đầu tư tài chính ngắn hạn. Về bản chất, giá trị này có thể coi nằm trong số dư Tiền mặt ròng, dẫn đến công thức tính toán được điều chỉnh như sau:
Tiền mặt ròng/Vốn hóa = (Tiền & tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn - Tổng nợ vay)/Vốn hóa.
Dữ liệu được lựa chọn bởi bài nghiên cứu như sau:
-Toàn bộ các cổ phiếu trên 3 sàn từ năm 2015 đến nay, lọc các cổ phiếu có giá trị thanh khoản vừa đủ để đầu tư (tối thiểu GTGD trung bình 500 triệu đ/ngày)
-Thời điểm để tính toán chỉ số Tiền mặt ròng/Vốn hóa: thời điểm chốt số BCTC năm (31/12) và các số liệu tài chính tại ngày này.
-Loại bỏ các công ty có giá trị Tiền mặt ròng âm và phân bổ các Công ty còn lại thành 4 nhóm theo các mốc theo tỷ lệ 25%, 50% và 75%.
-Thời điểm mua (T0) để bắt đầu tính hiệu quả đầu tư: hạn chót công bố các BCTC này của các công ty (tức 31/03 hàng năm).
-Từ thời điểm T0, tỷ suất đầu tư giai đoạn 3 tháng (T + 3 tháng) và 6 tháng (T + 6 tháng) được tính toán
Sau khi lọc ra gần 2000 kết quả dữ liệu thỏa mãn các điều kiện trên, kết quả được thể hiện tại Hình 1 dưới đây:
Hình 1 cho thấy các cổ phiếu khi đạt tỷ lệ Tiền mặt ròng/Vốn hóa (“Ratio”) cao từ 25% đều đem lại hiệu quả đầu tư khá tốt trong các thời gian nắm giữ 3 tháng và 6 tháng, với xác suất có lãi lần lượt đạt trên 50% và trên 60%.
Tỷ suất sinh lời trung bình có xu hướng gia tăng ở nhóm 50%<Ratio<75% và Ratio>75%. Đặc biệt, các cổ phiếu thuộc nhóm Ratio>75% có kết quả khá ấn tượng với xác suất có lãi lên tới 68% trong 3 tháng, cùng với tỷ suất sinh lời trung bình đạt 24%. Đối với khung thời gian 6 tháng, số liệu tương ứng là 75% và 32%.
Nếu tách riêng ra từng giao dịch lãi/lỗ thì nhóm cổ phiếu có Ratio>75% trong khung thời gian 3 tháng cho thấy tính hiệu quả nhất khi tỷ suất sinh lời bình quân khi có lãi là 43% trong khi mức lỗ bình quân chỉ là -16%.
Biểu đồ Hình 2 cho thấy rõ hơn số phần tử (số lượng kết quả) trong từng nhóm và sự phân tán của kết quả tỷ suất sinh lời. Nhóm cổ phiếu có nhiều phần tử nhất rõ ràng vẫn là nhóm Ratio<25%, trong khi số phần tử trong nhóm 50%<Ratio<75% và Ratio>75% khá hạn chế.
Nhưng khi đã thỏa mãn yếu tố về tỷ lệ Tiền mặt ròng/Vốn hóa rất cao, 2 nhóm 50%<Ratio<75% và Ratio>75% đều cho thấy kết quả phân bổ của tỷ suất đầu tư khá tốt với đa phần các trường hợp đều có lãi (tức phần lớn diện tích hộp, tương đương 50% số lượng kết quả, nằm trên mức tỷ suất sinh lời 0%)
Kết luận: Bài nghiên cứu cho thấy phương pháp đầu tư lựa chọn các cổ phiếu có tỷ lệ tiền mặt ròng cao trên Vốn hóa tương đối hiệu quả trong giai đoạn 7 năm vừa qua (2015-2021). Các cổ phiếu có tỷ lệ Tiền mặt ròng/Vốn hóa trên 25% đều có xác suất có lãi và tỷ suất lợi nhuận tốt trong các khung thời gian 3 tháng và 6 tháng.
Hiệu quả của chiến lược này đặc biệt gia tăng với nhóm cổ phiếu có tỷ lệ lớn hơn 75%. Tuy nhiên, bên cạnh tỷ lệ Tiền mặt ròng lớn, nhà đầu tư cũng lưu ý lựa chọn ra cổ phiếu vẫn còn nhiều động lực tăng giá gắn với triển vọng tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Hiện tại, TCBS đã bổ sung thêm rất nhiều bộ lọc chỉ số mới cho công cụ Danh mục thông minh (Cổ phiếu > Bảng giá cổ phiếu > Danh mục quan tâm > Tạo danh mục thông minh), giúp khách hàng dễ dàng lọc ra các cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí theo khẩu vị đầu tư của mình, trong đó nổi bật chính là Tỷ lệ Tiền mặt ròng/Vốn hóa. Chúc các bạn sử dụng công cụ này hiệu quả và đầu tư thành công.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/