Tìm hiểu chiến lược đầu tư hiệu quả và đơn giản theo phương pháp CANSLIM
Phương pháp này sử dụng 7 tiêu chí để chọn cổ phiếu, và mỗi tiêu chí được thể hiện bằng một trong các chữ cái (C-A-N-S-L-I-M):
+) C - Current Quarterly Earnings (Thu nhập hàng quý)
+) A – Annual Earnings (Thu nhập hàng năm)
+) N – New (Sản phẩm mới, quản lý mới, sự kiện mới)
+) S – Supply and Demand (Quan hệ cung – cầu)
+) L – Leading or Laggard (Dẫn đầu hay Tụt hậu)
+) I – Institutional sponsorship (Nhà đầu tư tổ chức)
+) M - Market Direction (Xu hướng thị trường)
Một ví dụ về CANSLIM ở thị trường chứng khoán Việt Nam là cổ phiếu DGC, đây là 1 trong những cổ phiếu tiêu biểu với lợi nhuận tăng trưởng hàng quý/hàng năm xuất sắc, đi cùng với đó là tỷ lệ ROE “khủng” (ROE 2021 xấp xỉ 48%! - top đầu trong những doanh nghiệp niêm yết). Giá cổ phiếu theo đó đã tăng gấp 15 lần chỉ sau vỏn vẹn 2 năm!
Thực tế, để tìm được một cổ phiếu hội tụ toàn bộ 7 yếu tố trên là rất khó, vậy nên, những yếu tố này chỉ mang tính lý thuyết để lựa chọn cổ phiếu. Bài phân tích này tập trung nghiên cứu 3 yếu tố định lượng: C, A và L và tìm kiếm chiến lược giao dịch dựa vào những yếu tố này.
Cụ thể, đối với chữ C – tăng trưởng thu nhập hàng quý: lựa chọn những cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng EPS quý gần nhất trên 25%.
Đối với chữ A – tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm: lựa chọn những cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm gần nhất từ 25% trở lên và tỷ lệ ROE từ 17% trở lên.
Đối với chữ L – cổ phiếu dẫn đầu: sử dụng bộ chỉ số sức mạnh giá (RS – Relative Strength) độc quyền của TCBS nhằm xác định những cổ phiếu dẫn đầu có chỉ số RS trên 90, khung thời gian được lựa chọn là 1 tháng (1M). Theo đó, một cổ phiếu có chỉ số RS 1M = 90 hàm ý rằng cổ phiếu có tốc độ tăng giá trong 1 tháng mạnh hơn 90% cổ phiếu còn lại trên thị trường.
Để nghiên cứu hiệu quả của phương pháp này, dữ liệu những tín hiệu MUA thỏa mãn phương pháp CANSLIM đã được thu thập và đo lường tỷ suất lợi nhuận sau những khung thời gian từ 3 ngày đến 200 ngày kể từ thời điểm mua đó. Cụ thể, điểm mua được xác định khi thỏa mãn đồng thời, EPS quý gần nhất tăng trưởng lớn hơn 25 %, Lợi nhuận năm gần nhất tăng trưởng lớn hơn 25%, ROE trên 17% và cổ phiếu bắt đầu bước vào vùng RS 1M trên 90
Kết quả, có gần 900 tín hiệu mua thuộc về hơn 150 mã cổ phiếu trong giai đoạn từ 2016 – 2022. Theo đó, xác suất thành công và tỷ suất lợi nhuận của những điểm mua theo phương pháp này có xu hướng gia tăng theo thời gian nắm giữ (từ T+3 đến T+200).
Nếu như nhà đầu tư chỉ “lướt sóng” trong vòng 3-5 phiên thì hiệu quả tương đối khiêm tốn, tuy nhiên khi nắm giữ từ 40 phiên (2 tháng) trở lên, xác suất có lãi và tỷ suất lợi nhuận đều gia tăng mạnh, lần lượt đạt 59% và 19.7%. Tỷ lệ Lãi/Lỗ (Reward/Risk) cũng có xu hướng cải thiện, tăng dần từ 1.2 sau T+3 lên mức 2.64 sau T+200.
Biểu đồ Hộp (Boxplot) dưới đây cũng xác nhận tính hiệu quả của phương pháp này với việc thân hộp đều có xu hướng lệch nhiều về bên phải (vùng lợi nhuận dương).
Sau khi nghiên cứu, kết quả của chiến lược giao dịch theo phương pháp CANSLIM tỏ ra tương đối hiệu quả. Xác suất thành công và tỷ suất lợi nhuận đều có xu hướng tăng dần theo thời gian nắm giữ, đặc biệt sau khoảng thời gian 1 năm nắm giữ (200 phiên), xác suất thành công có thể lên tới 65% đi cùng với tỷ suất lợi nhuận vượt trội – xấp xỉ 50%! Qua đây, các chuyên gia phân tích của TCBS gợi ý một phương pháp đầu tư đơn giản nhưng hiệu quả với những bước thực hiện như sau:
+) Thiết lập 1 danh mục cổ phiếu tiềm năng thỏa mãn những tiêu chí về tăng trưởng (EPS quý gần nhất > 25%, lợi nhuận năm gần nhất >25%, ROE > 17%,…)
+) Theo dõi danh mục này thường xuyên và tiến hành giải ngân khi chỉ số RS 1M của cổ phiếu bước vào vùng 90
+) Kiên trì nắm giữ cổ phiếu với thời gian đầu tư tối thiểu 3 – 6 tháng hoặc đến khi đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Trong quá trình nắm giữ, cổ phiếu có thể có những nhịp rung lắc mạnh, nhưng với nền tảng cơ bản tốt, cổ phiếu sẽ phục hồi trở lại.
Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện những bước trên thông qua công cụ Bộ lọc và Mặt sau bảng giá TCPrice của TCBS. Cụ thể như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư đăng nhập vào tài khoản của TCBS, vào công cụ Bộ lọc và thiết lập danh mục theo phương pháp CANSLIM, bổ sung thêm chỉ số về giá trị giao dịch trung bình 1 tháng để loại bỏ những cổ phiếu kém thanh khoản.
Bước 2: Lưu danh mục này vào Bảng giá TCPrice. Lưu ý, cổ phiếu sẽ được cập nhật thường xuyên theo tiêu chí NĐT lựa chọn.
Bước 3: Định kỳ kiểm tra danh mục này trên Bảng giá TCPrice, kết hợp với 1 số chỉ tiêu khác ở Mặt sau nếu cần thiết và tiến hành giải ngân tùy theo khẩu vị rủi ro.
Các tính năng được nhắc đến trong bài viết và rất nhiều công cụ hữu ích khác được cung cấp trên nền tảng TCInvest của TCBS. Nhà đầu tư có thể tham khảo tại đây.