|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tiền điện tử lan truyền nhanh hơn gấp 4 lần ở các nước đang phát triển

07:47 | 13/06/2020
Chia sẻ
Trong tháng 4, dự án blockchain Onfo đã bắt đầu một thử nghiệm cho thấy tiền điện tử lan truyền nhanh hơn gấp 4 lần ở các quốc gia đang phát triển so với các nước phát triển.

Hiệu ứng mạng tài sản tiền điện tử phát triển mạnh hơn ở các nước đang phát triển

Dự án của Onfo, trang cung cấp thông tin về tiền điện tử nổi tiếng, đã quyết định chạy thử nghiệm khai thác xã hội ở một số quốc gia khác nhau để xem tài sản tiền điện tử được công nhận và phổ biến như thế nào, theo bitcoin.com.

Các nhà nghiên cứu đã chọn 4 quốc gia khác nhau bao gồm Mỹ, Đức, Indonesia và Nga. Mỹ và Đức đại diện cho các nước mà tiền điện tử đã phát triển từ lâu, trong khi Nga và Indonesia là các quốc gia mà loại tài sản này chỉ đang phát triển. Tài sản tiền điện tử miễn phí đã được gửi tới 100 cá nhân từ mỗi quốc gia và mỗi người nhận được 10 đồng tiền.

Các cá nhân cũng sẽ nhận được nhiều tiền hơn nếu họ thu hút người dùng khác dùng thử tiền điện tử và kết quả đã cho thấy mức chênh lệch lớn hơn nhiều ở các nước đang phát triển. 

Theo nghiên cứu, hiệu ứng mạng lan truyền nhanh hơn ở Nga và Indonesia gấp 4 lần so với ở Mỹ và Đức. Onfo cung cấp thông tin chi tiết rằng tại Mỹ, cứ 100 người thì sẽ thu hút 1.112 người.

Tiền điện tử phổ biến nhanh hơn gấp 4 lần ở các nước đang phát triển - Ảnh 1.

Tiền điện tử phổ biến rất nhanh ở những nước đang phát triển.

Tại Đức, 100 cá nhân đã lan truyền tới 763 người mới trong khi ở Nga, 100 người tham gia đã thu hút tới 2.304 người dùng mới. Tỉ lệ lan truyền ở Indonesia là nhanh nhất trong nhóm này vì 100 người dùng đã thu hút được 4.350 người khác.

Chỉ số lan truyền và phổ biến của tiền điện tử ở Indonesia cao hơn gần 4 lần so với ở Mỹ, trong khi hai quốc gia này có quy mô dân số tương đương nhau.

Người sáng lập Onfo, ông J.R. Forsyth tin rằng nguyên nhân mà tiền điện tử phổ biến nhanh hơn ở các nước đang phát triển là vì có một lượng tiền nhỏ được định giá lớn hơn ở các khu vực này. 

Ông Forsyth cũng lưu ý rằng tiền điện tử có cơ hội phát triển mạnh mẽ ở Indonesia. Sự vắng mặt của một hệ thống cho vay tín dụng quốc gia, cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh và hậu quả của đại dịch COVID-19 cũng khiến Indonesia trở thành một thị trường chín muồi cho tiền điện tử.

"Indonesia sở hữu những điều kiện thích hợp cho giao dịch tiền điện tử bitcoin. Là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nhưng khoảng 80% dân số Indonesia sử dụng tiền mặt", ông Forsyth nhấn mạnh trong báo cáo.

Đông Nam Á và Nam Phi: Thị trường tiền điện tử đã chín muồi?

Mỹ và Indonesia có qui mô dân số gần như nhau nhưng kết quả nghiên cứu của Onfo cho thấy 14% dân số Mỹ đầu tư vào giao dịch tiền điện tử trong khi tại Indonesia, với khoảng 270 triệu cư dân, số lượng người dùng tiền điện tử là khoảng 11%.

Phân tích chuyên sâu về dữ liệu thống kê cho thấy người Indonesia bắt đầu tham gia vào thị trường tiền điện tử chỉ khoảng 1-2 năm trước, trong khi người Mỹ đào sâu vào ngành này từ năm 2008-2010. Tốc độ phổ biến ở Indonesia nhanh hơn hẳn so với ở Mỹ.

Các tác giả của báo cáo cũng lưu ý rằng Đông Nam Á là thị trường đã chín muồi cho việc chấp nhận tài sản tiền điện tử và cũng có những quốc gia đang phát triển khác đang chứng kiến sự khởi đầu của kỉ nguyên tiền điện tử. 

Ví dụ, báo cáo Onfo cho thấy ở Nam Phi, tiền điện tử cũng phát triển rất nhanh. Tỉ lệ dân số đầu tư vào tiền điện tử ở Nam Phi là 13%, tiếp theo là Nigeria với 11%.

Thu Phương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.