|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thung lũng Silicon mất dần vốn đầu tư từ Trung Quốc

06:54 | 28/01/2019
Chia sẻ
Đài Sputnik (đêm 26/1): Ông Zhu Min, người từng giữ chức Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã tuyên bố Trung Quốc có thể sẽ cắt giảm đầu tư vào Thung lũng Silicon.
thung lung silicon mat dan von dau tu tu trung quoc 118612
Quang cảnh thành phố San Jose, California, thuộc khu vực thung lũng Silicon. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo ông, sau khi xem xét kỹ lưỡng những bê bối về bảo mật thông tin gần đây, ý muốn của Mỹ đẩy Huawei ra khỏi thị trường Mỹ, cũng như các sáng kiến lập pháp mới để kiểm soát các khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, tất cả vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc đổ vào Mỹ đều sẽ dừng lại.

Trong những năm gần đây, Mỹ đã trở thành điểm thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Vốn đầu tư gia tăng nhanh nhất trong các lĩnh vực công nghệ cao: Công nghệ thông tin (CNTT), kỹ thuật robot, công nghệ sinh học, điện tử, hàng không, ô tô. Theo số liệu của Rhodium Group, vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc vào lĩnh vực công nghệ Mỹ đã tăng mạnh từ 376 triệu USD năm 2013 lên 3,1 tỷ USD năm 2018. Các tập đoàn và doanh nghiệp công nghệ lớn nhất của Trung Quốc đã thành lập các phòng thí nghiệm tại Mỹ.

Ví dụ, một vài năm trước, Baidu đã thành lập một trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Thung lũng Silicon. Năm 2017, "ông lớn" này đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển thứ hai chuyên nghiên cứu chế tạo xe buýt tự hành sử dụng nền tảng Apollo do Baidu phát triển. Sau đó, họ đã mở phòng thí nghiệm thứ 3 tại Mỹ - Phòng thí nghiệm phát triển phần mềm kinh doanh thông minh và phân tích dữ liệu, các ứng dụng Big Data. Một "gã khổng lồ" khác là Tencent cũng đã mở một trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Seattle. Alibaba cũng đã mở phòng thí nghiệm ở đó để phát triển công nghệ điện toán hình ảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Còn Huawei đã mở phòng thí nghiệm nghiên cứu FutureWei ở California.

Tuy nhiên, Mỹ đang cáo buộc Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ và cưỡng ép chuyển giao công nghệ. Trên thực tế, những cáo buộc này là nguyên nhân chính gây ra cuộc xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra đề xuất thắt chặt kiểm soát xuất khẩu để ngăn chặn các hàng hóa công nghệ cao, như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, rơi vào tay các thế lực nước ngoài, đặc biệt nếu chúng được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia. Về phần mình, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hứa hẹn sẽ xem xét và ngăn chặn các giao dịch liên quan đến vốn đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao tại Mỹ.

Tất cả những điều này dẫn đến việc cả doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ bỏ các giao dịch đầu tư. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sỹ), Chủ tịch Tập đoàn hóa chất Sinochem của Trung Quốc, ông Ning Gaonin cho biết các nhà đầu tư Trung Quốc đáng rất bất ngờ và bối rối. Trong một thời gian dài họ đã tin rằng vốn đầu tư của họ được hoan nghênh ở các quốc gia khác, nhưng bây giờ đột nhiên hóa ra rằng quốc gia khác không thích các khoản đầu tư của Trung Quốc.

Như ông Zhu Min cho biết, bây giờ tất cả tiền của Trung Quốc đổ vào thung lũng Silicon đều sẽ dừng lại. Nhưng điều này sẽ không giúp Mỹ tự bảo vệ mình mà ngược lại sẽ làm chậm quá trình phát triển công nghệ của họ, vì đã từ lâu chỉ có hoạt động tập thể mới có thể mang lại kết quả trong lĩnh vực này.

Nếu Mỹ tiếp tục kìm hãm sự phát triển công nghệ của Trung Quốc, điều này rõ ràng sẽ đi ngược với xu hướng thế giới hiện nay. Có thể Mỹ cho rằng họ vẫn đi trước Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ, và họ có khả năng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc trong ngắn hạn. Nhưng Mỹ không lường trước được rằng trên thực tế Trung Quốc có thể tự phát triển nhiều công nghệ cao, do đó chính sách ngăn chặn Trung Quốc không còn phục vụ lợi ích của Mỹ. Trung Quốc có thể ngừng rót tiền vào ngành công nghệ của Mỹ.

Trong những năm gần đây, theo chiến lược “vươn ra thế giới bên ngoài”, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động đầu tư. Ví dụ, Huawei đã thành lập nhiều phòng thí nghiệm trên khắp thế giới. Và các khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ không chỉ vì lợi ích của Trung Quốc mà còn vì lợi ích của nước nhận đầu tư. Ví dụ, các khoan đầu tư vào Thung lũng Silicon mang lại lợi ích cho sự phát triển công nghệ của Mỹ. Và nếu Mỹ đóng kênh đầu tư này, họ sẽ rơi vào tình huống “gậy ông đập lưng ông”.

Điều thú vị là giới trí thức Mỹ không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ công nghệ của Mỹ. Theo Martin Chorzempa, chuyên gia tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ), đề xuất cấp phép xuất khẩu công nghệ có thể gây hại cho chính nước Mỹ. Bởi vì công nghệ cao được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều công nghệ kép. Rất khó để xác định công nghệ nào có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia nếu rơi vào tay kẻ xấu. Và các hạn chế nghiêm ngặt chỉ có thể dẫn đến sự cô lập của Mỹ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lại Hoàng Khánh Ly