|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thuế chống bán phá giá tăng mạnh, xuất tôm sang Mỹ giảm tăng trưởng

20:13 | 28/09/2016
Chia sẻ
Xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang Mỹ - thị trường NK lớn nhất của tôm Việt Nam – khá thuận lợi với đà tăng trưởng tốt từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, mới đây Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá (CBPG) cuối cùng trong đợt xem xét hành c

XK tôm 8 tháng đầu năm vẫn khả quan

XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 8 tăng 17% đạt 70,5 triệu USD. XK tôm Việt Nam sang Mỹ 8 tháng đầu năm nay đạt 435,3 triệu USD; tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng NK tôm từ Việt Nam do nhu cầu thị trường này tăng trong khi các nguồn cung khác cho Mỹ như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan đều gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu dẫn tới giá XK tăng. Mỹ cũng đang tăng nhu cầu NK tôm sú trong khi sản lượng thu hoạch tôm sú ở Ấn Độ và Indonesia đều giảm. Hiện cũng là thời điểm các nhà hàng và các hãng bán lẻ ở Mỹ tung ra các chiến lược quảng cáo, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tôm của người tiêu dùng cho dịp cuối năm.

thue chong ban pha gia tang manh xuat tom sang my giam tang truong
Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trưởng mạnh (Ảnh: VASEP)

Tính tới tháng 7/2016, NK tôm vào Mỹ đạt 317.713 tấn, trị giá 2,9 tỷ USD; tăng 1% về khối lượng nhưng giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Indonesia là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm gần 23% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ. Tiếp đó là Ấn Độ và Thái Lan lần lượt chiếm 22,3% và 13,6%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư, chiếm thị phần 11,7%.

Trong top 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, duy nhất Việt Nam tăng cả khối lượng và giá trị XK tôm sang Mỹ lần lượt là 8% và 1%. NK từ Indonesia và Ấn Độ tăng về khối lượng nhưng giảm về giá trị. NK từ Thái Lan tăng về khối lượng và tương đương về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, XK tôm từ Ecuador sang Mỹ giảm nhiều nhất trong top 5 nguồn cung cho Mỹ với mức giảm 20% về khối lượng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Mỹ có xu hướng giảm NK từ Ecuador và tăng NK từ các nguồn cung châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc.

Thuế CBPG tăng gấp gần 5 lần

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá tôm lần thứ 10 (POR10) áp dụng cho những lô hàng XK từ ngày 1/2/2014 đến ngày 31/1/2015. So với mức thuế cuối cùng của POR9, mức thuế cuối cùng của POR10 đã tăng lên đáng kể, từ 0,91% tới 4,78% đối với cả công ty bị đơn bắt buộc và tự nguyện. Mức thuế cuối cùng này cũng cao hơn mức sơ bộ 3,56% mà DOC công bố hồi tháng 3/2016. Mức thuế suất toàn quốc trong đợt này là 25,76%.

Sở dĩ mức thuế này tăng cao là do DOC vẫn áp dụng phương pháp định giá phân biệt (cho phép DOC tái sử dụng phương pháp quy về 0) để tính toán biên độ phá giá.

Theo quy tắc của WTO thì không được áp dụng phương pháp quy về 0 trong các đợt rà soát hành chính. Tuy nhiên, luật pháp của Mỹ vẫn cho phép áp dụng phương pháp này trong việc tính toán biên độ phá giá. Việc này là không phù hợp với cam kết trong WTO.

Với những số liệu hiện nay, nếu không áp dụng phương pháp quy về 0 thì chắc chắn mức thuế chống bán phá giá của DN Việt Nam sẽ về 0%.

Tác động chưa rõ rệt

Sau quyết định cuối cùng trong POR 10, VASEP đang chuẩn bị hồ sơ để khiếu nại lên tòa án thương mại quốc tế Mỹ, kể cả cấp cao hơn để yêu cầu DOC tính lại mức thuế này. Theo quy định, Việt Nam có quyền nộp đơn đề nghị lên tòa án thương mại quốc tế Mỹ trong vòng 30 ngày.

Trước mắt, quyết định tăng thuế CBPG sẽ gây áp lực tâm lý tới các DN XK và tạo tâm lý chưa ổn định cho phía khách hàng, khiến hoạt động XK tôm sang Mỹ sụt giảm trong thời gian ngắn, do vậy, XK trong quý IV có thể không duy trì được mức tăng trưởng 16,5% như 3 quý đầu năm. Tuy nhiên về lâu dài khi các bên đều xác định được Việt Nam không bán phá giá tôm, hoạt động XK tôm sang thị trường này sẽ dần đi vào ổn định.

Trên thực tế, mức thuế DOC mới công bố chỉ là mức thuế tạm tính, phải đợi đến kỳ xem xét hành chính cho những lô hàng xuất khẩu năm 2016 (khoảng 2 năm sau) thì mới biết mức thuế chính xác cho các lô hàng XK hiện tại. Cũng có thể, mức thuế sẽ về 0%.

Trước đây, trong đợt rà soát hành chính POR8, mức thuế chống bán phá giá tôm rất cao 6,37% và thời điểm đó, DN cũng gặp khó khăn song tình hình thị trường cũng dần ổn định lại. Trong lần rà soát POR9, thuế chống bán phá giá đã giảm xuống còn 0,91%.

Hơn nữa, hoạt động XK tôm Việt Nam vào Mỹ không chỉ phụ thuộc vào mức thuế CBPG mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chất lượng, khả năng đáp ứng của DN Việt Nam. DN Việt Nam có khả năng đáp ứng khá tốt nhu cầu từ phía bạn hàng Mỹ.

Tuy nhiên, các DN XK Việt Nam vẫn nên chủ động mở rộng XK sang các thị trường khác như Australia, Trung Quốc hay khai thác thị trường nội địa, tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã sang Australia thúc đẩy XK sản phẩm tôm tươi nguyên con. Dự kiến, tháng 11 tới, phía Australia sẽ sang tổng kiểm tra điều kiện Việt Nam, mở ra triển vọng thúc đẩy XK tôm tươi nguyên con vào thị trường này.

Nếu như trước đây thị trường nội địa gần như bị bỏ quên, hiện nhiều DN tôm đã quan tâm khai thác kênh tiêu thụ này và bước đầu phát huy hiệu quả.

Theo VASEP

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.