|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng: Việt Nam cần có hệ thống cảnh báo sớm rủi ro vĩ mô và tài chính

18:00 | 06/03/2018
Chia sẻ
Sáng nay 6/3 tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cơ quan này sớm có nghiên cứu, báo cáo để đề xuất lên Thủ tướng về kế hoạch xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro vĩ mô và tài chính.

Sáng nay 6/3 tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cơ quan này sớm có nghiên cứu, báo cáo để đề xuất lên Thủ tướng về kế hoạch xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro vi mô và tài chính.

“Tôi có nghe nhiều nước trong khu vực áp dụng các hệ thống cảnh báo sớm rủi ro về vĩ mô và thị trường tài chính một cách khá hiệu quả. Tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu, báo cáo đề xuất cụ thể với Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng nêu rõ.

thu tuong viet nam can co he thong canh bao som rui ro vi mo va tai chinh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia khẩn trương khiên cứu hệ thống cảnh báo sớm rủi ro vĩ mô và tài chính.

Tại lễ kỷ niệm, người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao những thành tích của Uỷ ban khi nỗ lực vượt qua khó khăn, có nhiều nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng điều hành kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới khó lường hiện nay cùng với những bất cập trong nội tại nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trong đó có Ủy ban là rất nặng nề.

Thị trường tài chính, tiền tệ cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện, hiệu quả hơn, an toàn hơn, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững.

Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, người đứng đầu Chính phủ lưu ý Ủy ban GSTCQG chủ động tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là về ổn định kinh tế vĩ mô và giám sát thị trường tài chính.

Cơ quan này cũng cần đề xuất kịp thời những đối sách trước những biến động của tình hình quốc tế, trong nước, không để bị động, bất ngờ, nhất là ổn định hệ thống ngân hàng thương mại, chứng khoán, bất động sản hiện nay.

Thủ tướng nhấn mạnh: Tinh thần là chủ động hơn, kịp thời hơn trong tham mưu đề xuất các giải pháp ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng... "Trước tình hình thế giới khó lường và bất cập trong nội tại nền kinh tế, không được chủ quan, không để “mất bò mới lo làm chuồng”, Thủ tướng nói.

Về các nhiệm vụ riêng, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Ủy ban phối hợp hiệu quả với các bộ, cơ quan giám sát chuyên ngành để rà soát, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các tập đoàn tài chính, ngân hàng và cơ chế giám sát các tập đoàn này.

Ông nhấn mạnh: "Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế".

Nguyễn Tuyền