|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Thu hồi hàng nghìn ha đất của 8 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy

07:04 | 04/07/2018
Chia sẻ
Có ít nhất 2.100 ha đất lâm nghiệp thuộc các công ty sản xuất giấy trên địa bàn Phú Thọ đang bị UBND tỉnh yêu cầu thu hồi để phát triển kinh tế và xử lý theo Nghị định 118/Đ-CP của Chính phủ.

​​

thu hoi hang nghin ha dat cua 8 doanh nghiep thuoc tong cong ty giay

Một loạt công ty thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam tại Phú Thọ dự kiến bị thu hồi đất (Ảnh minh họa)

Theo quyết định thu hồi đất này, ước tính khoảng 8 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy hoạt động trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng với tổng diện tích đề nghị thu hồi vào khoảng 3.500 ha.

Cụ thể, ngày 16/11/2006 của UBND tỉnh Phú Thọ có công văn số 5236 gửi Chính phủ đề nghị cho phép tỉnh được thu hồi là 1.398,7 ha đất của các công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy VN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh này.

Số ha đất nằm trong diện thu hồi kể trên thuộc 8 công ty lâm nghiệp đang hoạt đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, gồm Yên Lập, Đoan Hùng, Sông Thao, Tam Thắng, Tam Sơn, Xuân Đài, Thanh Hòa, Tam Thanh. Các doanh nghiệp nằm trải dài khắp các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông.

Sau khi Chính phủ đồng ý với kiến nghị của Phú Thọ, các cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát và xác đỉnh, tổng diện tích thu hồi của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam vào khoảng 1.406 ha. Trong đó, doanh nghiệp có diện tích đất thu hồi lớn nhất là công ty lâm nghiệp Tam Thanh với tổng diện tích 390,76ha; tiếp đến là Công ty Đoan Hùng 319,59ha, Công ty Xuân Đài là 293,1ha. Số còn lại thuộc các doanh nghiệp khác.

Ngoài số đất nằm trong diện thu hồi kể trên, chiếu theo Nghị định 118 của Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy sẽ phải trả lại koảng 2.108,58ha đất về cho tỉnh Phú Thọ để xử lý theo quy định.

Trong số này, Công ty Lâm nghiệp Thanh Hòa khoảng 804,04ha, Công ty Lâm nghiệp Sông Thao là 913,78ha còn lại là Công ty Tam Thanh với 390,76ha.

Năm 2003, tỉnh Phú Thọ có 9 lâm trường quốc doanh trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam. Thực hiện Quyết định số 668 ngày 31/5/2007 của Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi các lâm trường quốc doanh, chuyển đổi toàn bộ 9 lâm trường thành 9 Công ty lâm nghiệp và Quyết định số 346 ngày 22/02/2013 của Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Giấy Việt Nam giai đoạn 2013-2015 sáp nhập Công ty Lâm nghiệp A Mai vào Công ty Lâm nghiệp Yên Lập thành Công ty Lâm nghiệp Yên Lập.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 8 công ty lâm nghiệp (bao gồm: Yên Lập, Đoan Hùng, Sông Thao, Tam Thắng, Tam Sơn, Xuân Đài, Thanh Hòa, Tam Thanh) hoạt động trên địa bàn các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ.

Theo hồ sơ về đất đai của Tổng công ty Giấy Việt nam, tổng diện tích được giao tại 8 đơn vị trực thuộc là 32.570,2 ha. Trong đó: Công ty Lâm nghiệp Yên Lập 4.999,0ha; Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng 4.561,0 ha; Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn 10.903,1 ha; Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài 6.093,1ha; Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh 490,0 ha; Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng 2.064,4 ha; Công ty Lâm nghiệp Thanh Hoà 1.308,9 ha và Công ty Lâm nghiệp Sông Thao 2.150,7 ha.

Sau khi sắp xếp, rà soát, kiểm tra, UBND tỉnh Phú Thọ đã thu hồi chuyển giao về địa phương quản lý 18.004,40 ha (bao gồm: đất chưa sử dụng, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, diện tích đất giao trùng, cấp trùng với dân). Năm 2013, UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt Dự án cắm mốc ranh giới, đo đạc mốc và đường ranh giới sử dụng đất của các Công ty Nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 2974 ngày 19/11/2013.

Diện tích đất thực tế sử dụng theo số liệu cắm mốc giới của các công ty Lâm nghiệp hiện nay là 13.809,08 ha, (trong đó: Yên Lập 2.615,20ha; Tam Thắng 1.769,70 ha; Tam Sơn 3.189,50 ha; Xuân Đài 2.427,23 ha; Tam Thanh 452,95 ha; Đoan Hùng 1.431,80 ha; Thanh Hoà 930,00 ha; Sông Thao 992,70.ha).

Trong tổng diện tích 13.809,08 ha đất của các doanh nghiệp, diện tích đất thực tế sử dụng là 12.644,55 ha; diện tích đất tranh chấp, bị lấn chiếm là 357,3 ha và diện tích đất giao trùng, cấp trùng là 737,23 ha.

H.Anh