Thị trường văn hóa - giải trí Việt được dự báo tăng trưởng tới 10,7%
Cuộc đổ bộ của ngành giải trí Hàn Quốc |
Hội thảo hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, trong thời đại 4.0. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
“Khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam đã và đang nổi lên như một thị trường kinh tế lớn mạnh, trong đó khu vực văn hóa - giải trí dự kiến sẽ tăng trưởng cao với mức 8,8%, vượt qua mức tăng trưởng trung bình của thế giới là 5%,” báo cáo công bố từ Viện Phát triển nội dung Hàn Quốc.
Đồng tình với nghiên cứu trên, ông Lee Soo Man, Chủ tịch SM Entertainment – Tập đoàn giải trí số một Hàn Quốc chia sẻ thêm tại Hội thảo hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, trong thời đại 4.0: “Thế giới trong tương lai không đơn thuần là sự cạnh tranh giữa các cường quốc đơn lẻ như Mỹ, Anh, Trung Quốc…, mà sẽ thay đổi sang cơ cấu cạnh tranh giữa phương Đông với phương Tây, giữa châu Âu với châu Á.”
Môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh
Hiện khoa học công nghệ không ngừng phát triển và tham gia rất sâu trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội với các giải pháp đột phá, từ công nghệ thực tế ảo, máy móc thông minh, robot trí tuệ nhân tạo.
Với xu thế trên, Chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung xây dựng chiến lược thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa giai đoạn 2020 – 2030. Và, việc hợp tác với Hàn Quốc, cường quốc dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực giải trí là một trong những bước đi của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh, “Hội nghị hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc lần này sẽ đặt ra nền móng vững chắc cho những hợp tác kinh tế hai nước trong kỷ nguyên số 4.0. Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - giải trí, thị trường mà Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 10,7%.”
Năm 2018, đánh dấu 25 năm quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế giữa hai nước. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, từ năm 2011 đến nay, Hàn Quốc luôn giữ vị trí dẫn đầu về đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam. Riêng năm 2017, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã lên tới 64 tỷ USD. Theo đó, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc và ngược lại Hàn Quốc là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng đánh giá, “các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam ngày càng nhiều, đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam đồng thời tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động.”
Về điều này, Chủ tịch danh dự Korcham Hà Nội, ông Kim Jung In chia sẻ, Việt Nam là thị trường đầu tư có năng lực cạnh tranh rất lớn. Chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá vốn sản xuất là chi phí nhân công. So sánh chi phí này với năng suất lao động cho thấy, Việt Nam có tính cạnh tranh hơn các quốc gia khác. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng (cầu cảng, sân bay, giao thông, điện lực, nguồn nước, hệ thống xử lý nước thải, kết cấu khu công nghiệp) rất quy củ.
Ngoài ra, vị Chủ tịch này cũng đánh giá cao môi trường xã hội, chính trị của Việt Nam ổn định hơn rất nhiều so với các quốc gia Đông Nam Á khác.
Ngoài ra, ông Kim Jung In cũng chia sẻ: “Tinh thần kinh doanh bất khuất, chịu đựng rủi ro từ khối doanh nhân đã giúp Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thứ 10 thế giới trong thời gian ngắn và chúng tôi muốn chia sẻ những thành công này tới các doanh nghiệp Việt Nam.”
Ông Lee Soo Man, Chủ tịch SM Entertainment – Tập đoàn giải trí số một Hàn Quốc chia sẻ kế hoạch hợp tác tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
“Hiệu ứng tràn”
Sự có mặt của Chủ tịch SM Entertainment tại sự kiện lần này cho thấy một bước tiến quan trọng về quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực văn hóa – giải trí.
SM Entertainment là công ty giải trí số một của Hàn Quốc, có công lớn nhất đưa làn sóng Hallyu lan tỏa ra toàn cầu. Làn sóng này không chỉ tạo ảnh hưởng trong lĩnh vực văn hóa mà nó đã tác động lớn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Mà theo như ông Lee Soo Man đó là “hiệu ứng tràn,” lợi ích kinh tế của làn sóng Hàn Quốc tăng từ 6,4 tỷ USD (năm 2010) lên 18 tỷ USD (năm 2015) và dự kiến đạt 51,8 tỷ USD (vào năm 2020).
Sự thành công của ngành công nghiệp giải trí đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp khác tại Hàn Quốc và đem lại giá trị gia tăng rất cao.
“Việt Nam và Hàn Quốc, hai đất nước khá tương đồng về lối sống, suy nghĩ và đặc biệt là văn hóa Nho giáo. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia năng động với 65% dân số trẻ dưới 35 tuổi, việc xây dựng nền văn hóa đẳng cấp, đóng góp vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế như Hàn Quốc từng làm là điều rất khả thi,” ông Lee chia sẻ.
Ngoài ra, ông này cũng cho biết, SM Entertainment đang chuẩn bị các kế hoạch, dự án hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Một trong số đó là kế hoạch thành lập công ty và tổ chức tìm kiếm, đào tạo tài năng tại Việt Nam trong tháng Mười một.
Ông Lee Soo Man cho biết, tầm nhìn chiến lược của SM là hợp tác cùng Việt Nam phát triển nền công nghiệp giải trí vươn lên dẫn đầu châu Á thông qua kỹ thuật trí tuệ nhân tạo, công nghệ giải trí trong thế giới ảo.
“Kỷ nguyên ở thời tương lai, thế giới người nổi tiếng và thế giới robot sẽ tạo nên một đế chế khổng lồ, đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng để đánh giá năng lực và vị thế của một quốc gia,” ông Lee nói.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Trần Văn Tùng phát biểu.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/