Thị trường ứng dụng cho vay bùng nổ tại Ấn Độ
Điều này khiến cuộc chạy đua giữa các công ty công nghệ tài chính (fintech) trong nâng cao khả năng tiếp cận các khoản vay của khách hàng càng trở nên sôi động.
Tuy nhiên, các ứng dụng cho vay không có thế chấp, cam kết cho vay nhanh chóng ngay cả với những người không có lịch sử tín dụng hoặc tài sản thế chấp, đã bị chỉ trích vì lãi suất cho vay cao, thời hạn trả nợ ngắn, cũng như việc lạm dụng các phương pháp khôi phục dữ liệu và sử dụng sai mục đích dữ liệu của khách hàng.
Bên cạnh đó, các ứng dụng cho vay còn sử dụng các thuật toán để đánh giá mức độ tín nhiệm của những người đi vay lần đầu một cách thiếu công bằng.
Shehnaz Ahmed, lãnh đạo mảng fintech của Vidhi Centre for Legal Policy tại Delhi cho hay, hệ thống tính điểm tín dụng nhằm giảm tính chủ quan trong việc phê duyệt khoản vay.
Tuy nhiên, các hệ thống chấm điểm tín dụng thay thế trong các ứng dụng cho vay lại sử dụng hàng nghìn điểm dữ liệu và các thuật toán phức tạp, chúng có thể được sử dụng để che giấu các chính sách phân biệt đối xử.
Trên toàn cầu, hiện còn khoảng 1,7 tỷ người không có tài khoản ngân hàng, họ dễ bị cho vay nặng lãi và có nguy cơ bị loại khỏi các phúc lợi quan trọng của chính phủ và nhiều khoản phúc lợi khác, vốn ngày càng được phân bổ rộng rãi hơn thông qua phương thức trực tuyến.
Gần 80% người Ấn Độ hiện đã có tài khoản ngân hàng. Đây là một phần kết quả của các chính sách tài chính của chính phủ, song đối tượng thanh niên và người nghèo thường thiếu lịch sử tín dụng chính thức mà các ngân hàng sử dụng để đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay.
Theo TransUnion CIBIL, công ty thiết lập điểm tín dụng, gần 1/4 yêu cầu vay hàng tháng của Ấn độ là từ những người không có lịch sử tín dụng.
Bởi vậy, các nhà chức trách Ấn Độ đang ủng hộ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo điểm tín dụng cho những người mới tham gia tín dụng tiêu dùng.