Thị trường chứng khoán (9/12): Cổ phiếu xây dựng tăng trần hàng loạt, VN-Index xanh nhẹ trên tham chiếu
Đóng cửa, VN-Index tăng 1,28 điểm (0,12%) lên 1.051,81 điểm, HNX-Index tăng 1,62 điểm (0,75%) đạt 217 điểm, UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (0,03%) về 71,6 điểm.
Thị trường phiên giao dịch cuối tuần dừng chân trong sắc xanh nhẹ, nhìn chung giao dịch trong phiên không có nhiều điểm nhấn với xu hướng chính vẫn là giằng co.
Trái với diễn biến phân hóa trong phiên sáng, cổ phiếu lớn giao dịch khởi sắc hơn trong phiên chiều nay. Sắc xanh chiếm ưu thế trong rổ VN30 với số mã tăng gần gấp đôi mã giảm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi vốn hóa, Top10 mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index đóng góp chưa đầy 4 điểm, trong khi chiều ngược lại danh mục 10 lực cản mạnh lấy đi gần 5,5 điểm của chỉ số chính.
VN-Index đóng cửa ở mốc 1.051,81 điểm, tăng 1,28 điểm, tương ứng 0,12% với thanh khoản thấp hơn phiên giao dịch hôm trước. Chỉ số trong phiên nay đã thể hiện rõ ràng sự phân hóa khi độ rộng thị trường đang tương đối cân bằng, những ngành giảm điểm có thể kể đến là dầu khí, chứng khoán, phân bón. Ngược lại, điểm sáng đến từ nhóm đầu tư công, thép, dệt may và ngân hàng.
Bên cạnh đó, động thái giao dịch của khối ngoại đang có xu hướng hạ nhiệt dần trong một tuần trở lại đây. VN-Index đóng nến tuần và đã có 3 phiên đi ngang khá giằng co khi đều là những phiên đóng cửa với nến doji. Kết thúc tuần, ngưỡng hỗ trợ 1.035 - 1.040 vẫn đang trụ vững thì hiện tại xu hướng hồi phục của thị trường vẫn chưa bị phá vỡ.
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 2,71 điểm (0,26%) về 1.047,82 điểm, VN30-Index giảm 4,83 điểm (0,45%) xuống 1.057,9 điểm.
VN-Index được kéo xanh hơn 7 điểm ngay đầu phiên chiều nhưng chỉ số sau đó đã hạ độ cao. Thị trường chung không có nhiều điểm nhấn với các nhịp giằng co tăng giảm đan xen.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,31 điểm (0,12%) lên 1.051,84 điểm, HNX-Index tăng 0,56 điểm (0,26%) đạt 215,93 điểm, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (0,08%) lên 71,68 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 348 mã tăng, 467 mã giảm và 205 mã tham chiếu, trong đó 67 mã tăng kịch trần. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 456,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 6.876 tỷ đồng. Tính riêng trên sàn HOSE thì giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 5.578 tỷ đồng, giảm 33% so với phiên trước.
Nhóm vốn hóa lớn phân hóa với 15 mã giảm và 12 mã tăng, VN30-Index dừng phiên sáng tăng 1,45 điểm lên 1.064,18 điểm. Trong đó, MSN hạ độ cao khi chỉ còn tăng 2,9% đạt 98.800 đồng/cp. Các bluechip khác như GVR, PLX, GAS, SAB, HPG tăng trên dưới 1%, cùng sự khởi sắc của các cổ phiếu ngân hàng như TPB, STB, VCB, HDB…
Cổ phiếu nhóm xây dựng & vật liệu đã soán ngôi nhóm dầu khí trở thành một trong các ngành ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index. Hiệu ứng bứt tốc từ nhóm xây dựng, đầu tư công giúp thị trường xanh nhẹ kết phiên sáng.
Nhiều cổ phiếu ngành này dừng phiên trong sắc tím trần như HBC, VCG, CTD, FCN, LIG, ... Loạt mã tăng mạnh có thể kể đến như BCC (+3,6%), G36 (+3,1%), SD2 (+2,8%), PC1 (1,8%), ...
Trong khi đó, sắc đỏ của thị trường chung chịu tác động chủ yếu từ nhóm vốn hóa lớn thứ hai thị trường là bất động sản. Trong số các lực cản chính của VN-Index ghi nhận nhiều đại diện từ nhóm địa ốc như VHM, NVL, BCM, VRE, KDH, NLG, PDR, ...
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 5,34 điểm còn 1.045,19 điểm, VN30-Index giảm 3,08 điểm xuống 1.059,65 điểm.
Thị trường dần hạ độ cao về giữa phiên sáng và đang giao dịch trong vùng giá đỏ. Thanh khoản cũng đang thấp hơn phiên trước với giá trị khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 4.400 tỷ đồng.
Số mã giảm hiện gấp đôi số mã tăng. Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index khung 1h đang hình thành mô hình vai đầu vai. Theo dự báo của công ty chứng khoán, nếu giá gãy qua đường viền cổ, tương ứng mốc 1.035 - 1.040 thì rủi ro ngắn hạn lại tiếp tục bị đẩy lên mức cao, chỉ số chính sàn HOSE có thể giảm tiếp về mốc 1.000 điểm.
Tính đến 9h30, VN-Index tăng 4,24 điểm (0,4%) lên 1.054,77 điểm, HNX-Index tăng 0,69 điểm (0,32%) đạt 216,06 điểm, UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (0,3%) đạt 71,84 điểm.
Tiếp nối xu hướng hồi phục của phiên trước, VN-Index mở cửa tăng hơn 6 điểm. Tuy nhiên lực bán tại khu vực giá hiện tại khiến chỉ số thu hẹp đà tăng và hiện đang tiếp tục giằng co. Đầu phiên thị trường đang có áp lực chốt lời nhẹ, chưa có nhóm cổ phiếu nào đủ sức để dẫn dắt chỉ số.
Tại nhóm vốn hóa lớn, bộ đôi NVL và PDR ghi nhận tỷ lệ mất giá là 4,5% và 2,7%. Trong khi TCB, KDH, GVR, MBB, SSI, BID, BVH, VPB, .... chỉ đỏ nhẹ quanh tham chiếu. Ở chiều ngược lại, nỗ lực nâng đỡ chủ yếu đến từ các bluechip như MSN, VCB, GAS, VIC, EIB, VRE, ...
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 8/12 diễn biến tích cực, S&P 500 kết thúc chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 10 và Phố Wall tiếp tục đánh giá nguy cơ suy thoái sắp tới.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,75% lên 3.963,5 điểm. Đây là phiên tăng điểm đầu tiên của chỉ số này sau 5 phiên đi xuống liên tục. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones thêm gần 184 điểm, tương đương 0,55%, và dừng ở 33.781 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite khởi sắc nhất khi tăng 1,13% và đóng cửa ở 11.082 điểm.
Sau phiên tích cực, các chỉ số hiện vẫn thấp hơn so với mức đầu tuần: Dow Jones kém 1,88%, S&P và Nasdaq thấp hơn lần lượt 2,66% và 3,31%.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/