|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (21/11): Nhóm vốn hóa lớn gây áp lực, VN-Index giảm gần 9 điểm

14:50 | 21/11/2022
Chia sẻ
VN-Index đầu phiên mở cửa xanh nhẹ với nhịp tăng gần 3 điểm. Sau khoảng 50 phút giao dịch, các nhóm thay nhau giữ nhịp cho thị trường khá tốt khi cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực điều chỉnh thì đã có bất động sản và xây dựng cân lại đà giảm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Đóng cửa, VN-Index giảm 8,68 điểm (0,9%) về 960,65 điểm, HNX-Index tăng 1,53 điểm (0,8%) lên 192,4 điểm, UPCoM-Index tăng 0,49 điểm (0,73%) đạt 67,64 điểm.

Toàn bộ thời gian buổi chiều, thị trường giao dịch trong sắc đỏ do sức ép chính từ nhóm ngân hàng, bất động sản (VCB, VIC, VHM, NVL, VRE, CTG). Chiều ngược lại, sự khởi sắc của GVR, SAB, VNM đóng vai trò nâng đỡ thị trường chung.

Diễn biến trái chiều với thị trường chung, loạt cổ phiếu bất động sản, xây dựng tăng kịch trần như CEO, GVR, NLG, DXS, LDG, QCG, HQC, DIG, CII, ...

Về độ rộng thị trường, số cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế trong phiên hôm nay. Đơn cử, sàn HOSE có 259 mã tăng giá trong khi có 177 mã giảm giá và 75 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, rổ VN30 có 20 mã giảm giá, 7 mã tăng giá và 3 mã đứng giá tham chiếu.

Về thanh khoản, tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt gần 698,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 9.977 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE hôm nay là 7.414 tỷ đồng. 

 Thống kê thanh khoản và diễn biến của VN-Index. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Tính đến 13h50, VN-Index giảm 8,53 điểm (0,88%) còn 960,8 điểm, VN30-Index giảm 14,75 điểm (1,52%) xuống 956,45 điểm.

Đầu phiên chiều thị trường giảm điểm chủ yếu tác động từ giảm điểm của các mã trụ, về cơ bản thị trường vẫn đang sideway không có quá nhiều biến động. Sàn HOSE tiếp diễn xu hướng phân hóa với sắc xanh duy trì ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, trong khi cổ phiếu lớn liên tục chịu áp lực điều chỉnh.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,63 điểm (0,48%) về 964,7 điểm, HNX-Index tăng 1,64 điểm (0,86%) đạt 192,51 điểm, UPCoM-Index tăng 0,27 điểm (0,4%) lên 67,42 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 21/11. (Nguồn: VNDirect).

Sau phần lớn thời gian vận động giằng co thì áp lực điều chỉnh đã khiến VN-Index dừng phiên sáng trong sắc đỏ. Nhóm VN30 là gánh nặng chính của thị trường khi ghi nhận 21 mã giảm, trong khi chỉ có 7 mã tăng và 2 mã đứng giá tham chiếu là BID và BVH. Theo đó, VN30-Index giảm tới 10,25 điểm (1,06%), kết phiên tại mốc 960,95 điểm.

Lực bán dâng cao vào cuối phiên chủ yếu vào các mã vốn hóa lớn như VHM, GAS, NVL, VCB và VIC. GVR sau pha tăng tốc lên giá trần đã hạ nhiệt, dù vậy đây vẫn là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong rổ VN30 với tỷ lệ 6,2% lên 12.900 đồng/cp. Ngoài ra một số bluechip cũng giữ được sắc xanh, góp phần ngăn đà giảm sâu của chỉ số như POW tăng 2,5%, SAB (+1,1%), PLX, VIB, MBB, VNM tăng trên dưới 0,5%, ...

Cổ phiếu PLX là một trong những cổ phiếu giữ nhịp cho thị trường trong phiên sáng ngày 21/11. (Ảnh: Thu Thảo).

Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu bất động sản gây áp lực giảm điểm lớn nhất lên chỉ số với mức ảnh hưởng giảm gần 3 điểm, kế đó là nhóm ngân hàng, dầu khí, bán lẻ, chứng khoán,...

Độ rộng thị trường khá nghiêng về bên mua với 533 mã tăng, 277 mã giảm và 145 mã đứng giá tham chiếu. Áp lực điều chỉnh hiện hữu, tuy nhiên nhiều cổ phiếu vẫn thu hút được sự chú ý của dòng tiền và kết phiên trong sắc tím trần như HQC, NLG, DXS, HQC, ...

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 7 điểm (0,72%) về 962,33 điểm, VN30-Index giảm 12,85 điểm (1,32%) xuống 958,35 điểm.

Áp lực bán dâng cao từ giữa phiên sáng chủ yếu đến từ sắc đỏ của nhóm vốn hóa lớn. Theo quan sát, VHM, GAS, NVL, VCB đang là những lực cản chính trên thị trường. Trong khi đó, GVR, SAB, EIB đang nỗ lực nâng đỡ chỉ số chính.

Tính đến 9h50, VN-Index giảm 1,22 điểm (0,13%) xuống 968,11 điểm, HNX-Index tăng 2,16 điểm (1,13%) đạt 193,03 điểm, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,37%) xuống 67,4 điểm.

VN-Index đầu phiên mở cửa xanh nhẹ với nhịp tăng gần 3 điểm. Sau khoảng 50 phút giao dịch, các nhóm thay nhau giữ nhịp cho thị trường, trong khi cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực điều chỉnh thì dòng bất động sản và xây dựng giao dịch tích cực hơn, từ đó cân lại đà giảm.

Thanh khoản đầu phiên khá thấp với giá trị giao dịch gần 1.500 tỷ đồng tính đến hiện tại. Dòng tiền chủ yếu tập trung vào những nhóm cổ phiếu bị điều chỉnh sâu như dòng bất động sản, xây dựng. Theo đó, một số cổ phiếu nhóm này bật tăng trần từ sớm như CEO, NLG, DXS, QCG, HQC, ...

Theo dự báo của công ty chứng khoán, trạng thái tranh chấp hiện tại có thể chưa dừng lại, thị trường sẽ tiếp tục giằng co dưới 975 điểm của VN-Index để hấp thu nguồn cung và lấy đà cho nhịp hồi phục kế tiếp.  

Tại thị trường quốc tế, các chỉ số chứng khoán Mỹ diễn biến khả quan trong buổi chiều 18/11 khi nhà đầu tư đánh giá những phát biểu mới nhất từ các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và phân tích những báo cáo kết quả kinh doanh gần đây.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 199,4 điểm, tương đương 0,59%, và kết phiên gần 33.746 điểm. S&P 500 và Nasdaq Composite đi lên khiêm tốn hơn với tỷ lệ lần lượt 0,48% và 0,01%. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.