|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (15/11): Gần 400 mã nằm sàn, VN-Index mất hơn 29 điểm

11:30 | 15/11/2022
Chia sẻ

Sau nhịp rút chân kỹ thuật cuối phiên sáng thì VN-Index tiếp tục cắm đầu lao dốc trong phiên chiều nay khi áp lực bán ồ ạt diễn ra trên diện rộng. Chỉ số chính có thời điểm lùi sát về mốc 900 điểm.

Đóng cửa, VN-Index giảm 29,14 điểm (3,1%) xuống 911,9 điểm, HNX-Index giảm 7,66 điểm (4,18%) còn 175,78 điểm, UPCoM-Index giảm 3,51 điểm (5,25%) xuống 63,3 điểm.

Kịch bản thị trường phiên nay không có sự khác biệt so với các phiên trước khi cổ phiếu nhóm bất động sản tiếp tục bị bán sàn trong trạng thái mất thanh khoản, từ đó gây ra áp lực bán giải chấp call margin chéo trên diện rộng, đà bán lan sang các nhóm khác và toàn thị trường.

Ngoài NVL và PDR tiếp diễn chuối ngày chất bán giá sàn với khối lượng hàng chục triệu đơn vị, rổ VN30 phiên hôm nay có thêm 9 mã đóng cửa trong sắc xanh lơ là VPB, BVH, FPT, MBB, MWG, BID, GVR, PLX, POW.

Vốn được coi là chỉ báo của thị trường chung, cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng không thoát khỏi đà bán lan với hơn một nửa mã trong ngành giảm hết biên độ, điển hình như FTS, VCI, HCM, VIX, APS, BVS, MBS, SHS,...

Tính đến 14h00, VN-Index giảm còn 38,67 điểm (4,1%) còn 902,37 điểm, VN30-Index giảm 39,86 điểm (4,25%) về 896,45 điểm.

Sau nhịp rút chân kỹ thuật cuối phiên sáng thì VN-Index tiếp tục cắm đầu lao dốc trong phiên chiều nay khi áp lực bán ồ ạt diễn ra trên diện rộng. Chỉ số chính có thời điểm lùi sát về mốc 900 điểm.

Động thái mua ròng của khối ngoại có lẽ là điểm sáng nổi bật nhất trên thị trường lúc này. Theo đó NĐT nước ngoài đã có chuỗi mua ròng 7 phiên liên tục, 3 phiên gần đây quy mô tăng mạnh trên 1.000 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 25,11 điểm (2,67%) về 915,93 điểm, HNX-Index giảm 6,82 điểm (6,72%) còn 176,63 điểm, UPCoM-Index giảm 2,93 điểm (4,39%) xuống 63,88 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 15/11. (Nguồn: VNDirect).

Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường khoảng 5.872 tỷ đồng, tăng gần 25% với phiên trước. Trong đó, HOSE có khối lượng giao dịch 350 triệu đơn vị, tương đương 4.742 tỷ đồng. Mặc dù lực cầu bắt đáy gia nhập khi VN-Index chạm mốc 905 điểm nhưng chỉ số chính chỉ mới rút chân nhẹ do hơn 1/4 số cổ phiếu trên sàn đang chịu cảnh nằm sàn.

Dòng thép trở thành điểm sáng khi là nhóm duy nhất giữ được sắc xanh đến cuối phiên. Trong đó, giao dịch tại nhóm này cũng phân hóa với TVN, HPG, HSG tăng 1,4 - 2,6%, cùng với VGS, POM đứng giá tham chiếu. Chiều ngược lại thì NKG, TLH, SMC, TNA, HMC giảm 1,4 - 6,6%, KVC và PAS giảm hết biên độ.

Tại nhóm VN30, cổ phiếu VIC có phiên tăng thứ 3 liên tục và tiếp tục trở thành trụ đỡ lớn nhất của chỉ số chung. Trong khi đó, phần lớn các mã trong rổ giảm trên 3%.

Ngoài PDR và NVL, nhiều cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng trong trạng thái mất thanh khoản, chất bán giá sàn khối lượng lớn như DIG với 21,8 triệu đơn vị, HPX dư bán sàn 12,2 triệu đơn vị, DXG (6,27 triệu đơn vị), các mã DXS, VCG, CII, LDG, DRH… cũng dư bán sàn một vài triệu đơn vị.

Ở nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, ngoài EIB vẫn chịu cảnh nằm sàn, cổ phiếu VPB cũng dừng phiên sáng trong sắc xanh lơ và lọt Top thanh khoản toàn thị trường.

 (Ảnh: Thu Thảo).

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 34,31 điểm (3,65%) về 906,73 điểm, VN30-Index giảm 33,47 điểm (3,57%) xuống 902,84 điểm.

Thị trường về giữa phiên sáng chưa chứng kiến nỗ lực hồi phục nào khi đà tăng tiếp tục được nới rộng và có tới 1/4 số cổ phiếu trên toàn thị trường giảm kịch sàn.

Tại nhóm vốn hóa lớn, nỗ lực nâng đỡ đến từ VIC (+4%), HPG (+2%), MSN (+0,6%), GAS đứng giá tham chiếu trong khi PDR, NVL, MWG, FPT, BVH, PLX, VPB đồng loạt giảm hết biên độ.

Tính đến 9h30, VN-Index giảm 13,16 điểm (1,4%) xuống 927,88 điểm, HNX-Index giảm 3,46 điểm (1,89%) còn 179,98 điểm, UPCoM-Index giảm 0,74 điểm (1,11%) về 66,06 điểm.

VN-Index mở cửa giảm hơn 14 điểm với sắc đỏ tiếp tục áp đảo trên bảng điện. Nhiều cổ phiếu midcap và penny mở cửa trong sắc xanh sàn gây áp lực lên thị trường chung, điển hình như NBB, CTD, DPM, PVD, FRT, CII, LCG, HBC, DIG, DGC, APS, C4G, BSR,...

Tại nhóm vốn hóa lớn, NVL và PDR chưa thể thoát khỏi trạng thái giảm sàn mất thanh khoản, hiện đang dư mua lần lượt 54 triệu đơn vị và 81,7 triệu đơn vị.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ phiên đầu tuần 14/11 đóng cửa trong sắc đỏ sau khi bật tăng mạnh mẽ trong tuần trước. Phát biểu của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phần nào ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt 211 điểm, tương đương 0,63%, và kết phiên ở gần 33.5347 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite giảm sâu hơn khi mất lần lượt 0,89% và 1,12%. Thị trường biến động xanh – đỏ thất thường trong ngày rồi giảm sút khi gần đóng cửa.

Thu Thảo

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.