|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thế giới đang 'tràn ngập' tiền mặt

14:50 | 08/10/2021
Chia sẻ
Khi hệ thống tài chính toàn cầu đối diện với nguy cơ thừa tiền mặt, lạm phát thì các tài sản như bitcoin càng có cơ hội phát triển.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhìn từ quan điểm nào thì mọi người cũng có thể thấy được tình trạng hệ thống tài chính đang “tràn ngập” tiền mặt do các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế trong và sau đại dịch COVID-19, theo CNN.

Các chính phủ không thể không bơm tiền để thúc đẩy kinh tế và điều đó kéo theo vô số các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A), đồng thời là động lực để đầu tư vào các tài sản như bitcoin. 

Bơm quá nhiều tiền là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát, còn bitcoin được xem là hàng rào chống lạm phát.

Một thế giới thừa tiền mặt?

Báo cáo nhất mới từ nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho thấy tổng giá trị hoạt động M&A  trên toàn thế giới đã lên tới 4,4 nghìn tỷ USD trong năm 2021. 

Ông Matt Toole, Giám đốc phụ trách các thương vụ của Refinitiv, cho biết kỷ lục về các thương vụ theo năm đã bị phá vỡ chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2021 và trong 5 quý liên tiếp giá trị M&A đã đạt hơn 1.000 tỷ USD.

Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng gấp rút huy động tiền trên thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư tranh nhau mua cổ phiếu mới lên sàn.

Tài chính toán cầu thừa tiền mặt là thời cơ cho bitcoin? - Ảnh 1.

Bitcoin có thể được coi trọng hơn khi quá nhiều tiền mặt được bơm vào thị trường để kích cầu sau đại dịch. (Nguồn: Newsweek)

Các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên toàn cầu đã thu về 301 tỷ USD trong năm nay, chỉ tính riêng cho các công ty mua lại có mục đích đặc biệt, hay còn gọi là SPAC. 

Con số này gấp đôi so với một năm trước và là giá trị IPO cao nhất trong 9 tháng trong toàn cầu kể từ khi Refinitiv bắt đầu thu thập dữ liệu này vào năm 1980.

Các nhà đầu tư cũng không ngồi yên chờ các công ty niêm yết cổ phiếu, vốn đổ vào các công ty khởi nghiệp tại Mỹ cũng tăng vọt. Theo PitchBook, định giá cho các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu ở Mỹ cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại trong quý II/2021.

"Niềm tin vào nền kinh tế toàn cầu và các triển vọng tích cực cho nửa cuối năm 2021 đang gia tăng. Cùng với đó, thặng dư vốn ghi nhận kỷ lục mới và số lượng các nhà đầu tư phi truyền thống, đầu tư chéo ngành, đầu tư mạo hiểm tăng lên một tầm cao mới", công ty nghiên cứu cho biết trong một báo cáo.

Financial Times cũng báo cáo rằng số lượng các công ty giàu tiền mặt đang ở mức cao nhất trong hai thập kỷ qua.

Cơ hội cho bitcoin và tiền điện tử

Mặc dù triển vọng thị trường đang khả quan hơn nhưng rõ ràng, Mỹ và nhiều quốc gia khác đều đang phải đối mặt với lạm phát gia tăng. Mỹ chứng kiến tốc độ tăng lạm phát nhanh nhất suốt 30 năm qua. 

Chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng vì giá dầu và năng lượng tăng mạnh đã tạo ra rất nhiều vấn đề, áp lực kinh tế khác. Lúc này, bitcoin và nhiều loại tiền ảo được coi như giải pháp, một lựa chọn đầu tư lý tưởng của nhiều người.

Mặc dù trải qua giai đoạn sụt giá đáng kể từ giữa tháng 4 nhưng bitcoin vẫn thu hút sự chú ý đáng kể từ các nhà đầu tư tổ, doanh nghiệp chức sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Vào hôm 7/10, giá bitcoin đã bật tăng trở lại mức hơn 55.000 USD, cao nhất trong 4 tháng vừa qua.

Thực tế này phần nào phản ánh xu hướng đầu tư mới nhất. Hôm 5/10, US Bancorp của Mỹ cho biết rằng họ đã tung ra một dịch vụ lưu ký hướng đến khách hàng là các nhà quản lý đầu tư doanh nghiệp, những người muốn được trợ giúp lưu trữ tài sản tiền điện tử.

"Sự quan tâm của nhà đầu tư đối với bitcoin, tiền điện tử và nhu cầu từ các khách hàng dịch vụ ký quỹ của chúng tôi đã tăng mạnh trong vài năm qua", điều hành viên Gunjan Kedia cho biết trong một tuyên bố.

Một số ngân hàng trung ương đang tranh luận khi nào nên quay lại việc mua trái phiếu trong thời kỳ khủng hoảng và bắt đầu tăng lãi suất. Ngày càng có nhiều đồng thuận rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ bắt đầu thu mua tài sản trước thời điểm cuối năm nay. 

Thu Phương