|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Thay vì tận thu doanh nghiệp nên chuyển sang dưỡng thu'

15:36 | 31/10/2017
Chia sẻ
Theo ĐBQH Lê Minh Chuẩn, thực tế năm 2017 đã áp dụng tối đa phương pháp tận thu nhưng ngân sách nhà nước vẫn giảm, thu không đủ chi... Từ đó, ông Chuẩn cho rằng, thay vì tận thu doanh nghiệp nên chuyển sang dưỡng thu để ổn định nguồn thu các năm.

Hôm nay (ngày 31/10), Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước; kế hoạch tài chính giai đoạn 2018-2020.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Minh Chuẩn - Quảng Ninh, nêu thực tế người dân đang phải cõng nhiều loại thuế, phí trên thu nhập. “Người dân làm 10 đồng thì phải nộp thuế gần 4 đồng”, ông Chuẩn nói.

thay vi tan thu doanh nghiep nen chuyen sang duong thu
Đại biểu Quốc hội Lê Minh Chuẩn (đoàn Quảng Ninh). Ảnh: Quochoi.vn.

Theo ông Chuẩn, thực tế năm 2017 đã áp dụng tối đa phương pháp tận thu nhưng ngân sách nhà nước vẫn giảm, thu không đủ chi. Dù đã tăng tối đa xong kết quả thu NSNN không đạt mong muốn đề ra, vì vậy cần xem xét lại phương pháp.

Ông Chuẩn cho rằng, thay vì tận thu doanh nghiệp nên chuyển sang dưỡng thu để ổn định nguồn thu các năm. Từ đó, tạo một trường kinh doanh thuận lợi, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển như vậy sẽ cải thiện được nguồn thu.

Còn đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho biết, nợ công năm 2020 dự báo lên 4,2 triệu tỉ đồng, trả nợ vay hàng năm chiếm 7-8% tổng chi ngân sách nhà nước. Như vậy, bình quân mỗi năm người dân phải trả lãi hơn 100.000 tỷ đồng, xấp xỉ bằng nửa số tiền bán vốn trong 5 năm.

“Hiện khả năng trả nợ khó khăn, ngân sách nhiều năm không có nguồn trả nợ, vay đảo nợ, quy mô nợ tăng nhanh, nợ chồng nợ. Dự báo đến năm 2020 nếu không khắc phục được, nguồn trả nợ cũng từ nguồn vay mới lên đến 232.000 tỉ đồng. Nhiều năm nay tăng thu, tiết kiệm chưa ưu tiên cho tích luỹ trả nợ”, ông Hàm nói.

Đồng quan điểm, Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cũng nêu thực tế thu ngân sách gặp khó khăn. Tăng sản lượng dầu không đạt, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN không đạt trong khi nợ đọng rất lớn.

Trong khi nguồn thu vất vả nhưng chỉ đủ cho các khoản chi thường xuyên mà không đủ để chi đầu tư và trả nợ, sức ép trả nợ lớn, tính trạng vay đáo hạn nợ là nguy cơ.

Ông Phong nêu ý kiến, nguồn thu năm 2018 cần cân nhắc cho hợp lý, việc tăng thuế VAT, TNDN chưa thuyết phục có thể gây phản ứng từ xã hội. Không nên tăng lãi suất và tình trạng bội chi 3,7% GDP cần phải giải trình rõ ràng, tăng lương 7% cần thực hiện sớm tránh kéo dài và không tăng biên chế.

thay vi tan thu doanh nghiep nen chuyen sang duong thu Loay hoay sửa đổi thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp cũng như chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thu nhập cá nhân (TNCN) ...

Khánh Hà