|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

TGĐ TPBank 'mách nước' gửi tiền tiết kiệm an toàn tại ngân hàng

10:55 | 05/03/2018
Chia sẻ
Việc tiền gửi “bỗng dưng bốc hơi” tại một số ngân hàng gần đây khiến không ít người cảm thấy hoang mang. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đây là trường hợp hiếm khi xảy ra bởi hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng khá chặt chẽ với nhiều khâu kiểm tra, giám sát.
tgd tpbank mach nuoc gui tien tiet kiem an toan tai ngan hang Ngân hàng cấp tập thêm dịch vụ kiểm tra sổ tiết kiệm sau vụ mất 245 tỷ

Để tránh tình trạng mất tiền oan,ông Nguyễn Hưng khuyến cáo, người gửi tiết kiệm nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sổ với những biện pháp đơn giản mà ngân hàng hiện đang cung cấp.

Kiểm tra bằng mã QR

Tại Việt Nam, TPBank là ngân hàng đầu tiên triển khai việc in mã QR trên sổ tiết kiệm. Người gửi chỉ cần tải ứng dụng TPBank eBank, mở tính năng quét mã QR và scan mã QR trên STK của mình. Chỉ sau vài giây toàn bộ thông tin liên quan đến sổ tiết kiệm lưu trên hệ thống của TPBank sẽ hiện ra và khách hàng có thể đối chiếu ngay.

tgd tpbank mach nuoc gui tien tiet kiem an toan tai ngan hang

Thông tin trên sổ tiết kiệm được mã hóa theo thuật toán riêng trước khi chuyển thành QR code và chỉ các sổ tiết kiệm được in ra từ hệ thống Core Banking của TPBank thì mới có mã QR. Nếu dùng ứng dụng đọc QR code thông thường, khách hàng chỉ nhận được các chuỗi ký tự dài khó hiểu.

Khi dùng ứng dụng ebank của TPBank, các thông tin được giải mã, truy vấn dữ liệu trên máy chủ của ngân hàng, nếu sổ tiết kiệm đó đang có trên hệ thống thì mới hiển thị thông tin, còn nếu không thì chỉ nhận được thông bảo “Sổ tiết kiệm không tồn tại hoặc đã tất toán”.

Quét mã QR không chỉ giúp khách hàng kiểm tra thông tin in trên sổ tiết kiệm có khớp đúng với số tiền gửi được nhập vào hệ thống của ngân hàng hay không mà còn cho biết trạng thái sổ có đang bị phong tỏa hay cầm cố.

tgd tpbank mach nuoc gui tien tiet kiem an toan tai ngan hang
Tra cứu bằng mã QR, khách hàng có thể biết được trạng thái STK

Kiểm tra lại số dư sổ tiết kiệm (STK) ngay khi gửi

Có thể thấy, các rủi ro từ nhân viên (nếu có) thường xảy ra ngay sau khi khách hàng mở STK. Do đó, ngay sau khi mở sổ tại quầy, người gửi nên chủ động kiểm tra xem tiền mình gửi đã vào hệ thống ngân hàng đó hay chưa. Tại TPBank, ngay sau khi khách hàng mở STK, người dùng sẽ nhận được tin nhắn thông báo về số dư STK vừa được mở. “Khách hàng nên cung cấp số điện thoại và kiểm tra tin nhắn khi mở STK”, ông Hưng khuyến cáo.

tgd tpbank mach nuoc gui tien tiet kiem an toan tai ngan hang
Tin nhắn thông báo số dư STK gửi cho khách hàng tại TPBank

Tra cứu thông tin tại quầy giao dịch hoặc gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng

Cách tra cứu truyền thống mà khách hàng nào cũng nắm được là tới quầy giao dịch để tra cứu thông tin. Tuy nhiên, cách thức này hơi mất thời gian và ít khi được người dùng áp dụng.

Người gửi cũng có thể gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng để tra cứu tình trạng STK. Tuy nhiên, với cách này, khách hàng phải cung cấp thông tin cá nhân cho tổng đài viên để kiểm tra số dư STK. Tổng đài của các ngân hàng sẽ ghi âm lại cuộc gọi, đây sẽ là bằng chứng cần thiết cho khách hàng nếu có phát sinh sau này.

Kiểm tra trên Internet Banking

Đây là cách kiểm tra đơn giản và tiện lợi nhất hiện nay. Khách hàng chỉ cần truy cập vào ebank của ngân hàng, nhập tài khoản, mật khẩu rồi truy vấn. Khi truy cập Internet Banking (mobile banking), bạn có thể dễ dàng kiểm tra được cả số dư tài khoản thanh toán lẫn số dư tại các sổ tiết kiệm (dù gửi tại quầy hay gửi online).

Thảo Nguyên

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).