Theo Chủ tịch PVN, các dự án đầu tư của tập đoàn này có quy mô rất lớn như dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn có tổng vốn lên đến gần 5 tỷ USD và đề xuất Chính phủ hỗ trợ các ngân hàng trong nước để các dự án lớn không phải vay vốn nước ngoài.
Trong hai tháng đầu năm, đại diện PVN cho biết tập đoàn vượt hầu hết các chỉ tiêu sản xuất từ 5 đến 30%, trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023.
Dù Tập đoàn PVN công bố kế hoạch doanh thu năm 2024 là 734.200 tỷ đồng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên kỳ vọng tập đoàn vẫn sẽ thiết lập mốc doanh thu kỷ lục mới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dao động từ 970.000 tỷ đồng đến 1 triệu tỷ đồng.
Năm 2023, tổng doanh thu toàn Tập đoàn PVN lập kỷ lục mới trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, sản lượng dầu khí suy giảm và biến động không ổn định của giá dầu thô, giá các sản phẩm dầu khí chủ lực.
Theo nguồn tin của Upstream Online, những thay đổi trong hợp đồng phân chia sản phẩm mới có thể bao gồm cả việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ nắm thêm cổ phần trong Lô 15-1.
Lô B - Ô Môn là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B – Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV (hạ nguồn), với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.
Theo đề án tái cơ cấu mới được thông qua, tới năm 2025, PVN phải giảm tỷ lệ sở hữu tại PVcomBank từ 52% xuỗng còn 15%. Đề án đặt mục tiêu xây dựng PVN thành doanh nghiệp hàng đầu phù hợp với xu thế phát triển.
Đến cuối ngày 17/1, 21 công ty chứng khoán đầu tiên đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2024. Một số trường hợp ghi nhận tỷ lệ tăng lãi nhiều lần so với nền thấp cùng kỳ năm 2023 như Everest, PineTree, FPTS, LPBS...