|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tập đoàn Hàn Quốc Kepco ký hợp đồng 2,3 tỷ USD xây Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2

19:46 | 09/11/2017
Chia sẻ
Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 sẽ được xây dựng bằng hình thức BOT. Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc - Kepco dẫn đầu một liên doanh với Marubeni của Nhật Bản để đạt được thỏa thuận trị giá 2,3 tỷ USD xây dựng một nhà máy.

Theo tờ theinvestor của Hàn Quốc ngày hôm nay (9/11), Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc - Kepco đã đạt được thỏa thuận trị giá 2,6 nghìn tỉ won (2,3 tỷ USD) để xây dựng một nhà máy điện đốt than ở Việt Nam.

Nhà cung cấp điện của Hàn Quốc dẫn đầu một liên doanh với Marubeni của Nhật Bản để giành được hợp đồng sản xuất điện năng 1.200 MW tại khu kinh tế Nghi Sơn 2 ở trung tâm tỉnh Thanh Hoá.

Trước đó ngày 8/11, thông tin từ Bộ Công thương cho hay đã diễn ra Lễ ký Bộ Hợp đồng Dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 với công suất 1.200 MW.

tap doan han quoc kepco ky hop dong 23 ty usd xay nha may nhiet dien nghi son 2
(Nguồn: Bộ Công thương).

Dự án được Chính phủ Việt Nam cho phép đấu thầu lựa chọn Chủ đầu tư để phát triển theo hình thức BOT từ năm 2011. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Công Thương mời Tổ hợp Nhà đầu tư Marubeni - Kepco vào trao thầu phát triển Dự án.

Đến nay, bộ Tài liệu dự án (bao gồm Hợp đồng BOT, Hợp đồng Mua bán điện, Hợp đồng Thuê đất và Bảo lãnh Chính phủ) đã được Bộ Công Thương phối hợp với các Cơ quan liên quan và Chủ đầu tư hoàn thiện.

Ngày 3/6/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chứng nhận Tổ hợp Nhà đầu tư Marubeni - Kepco làm Chủ đầu tư để thực hiện Dự án.

Sau lễ ký kết hợp đồng BOT ngày 8/11, chủ đầu tư cần thu xếp tài chính để đảm bảo đóng tài chính đúng thời điểm đã cam kết với Chính phủ Việt Nam, khởi công và triển khai xây dựng hoàn thành nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt.

Được biết Dự án được nhiều tổ chức tài chính quốc tế quan tâm, trong đó Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc World Bank Group đã trợ giúp tổ chức đấu thầu.

Bộ Công thương dự báo từ nay đến năm 2030, nhu cầu năng lượng điện đốt than của Việt Nam cần đạt tới 336,4 tỷ kWh (chiếm khoảng 58% Tổng nhu cầu năng lượng của hệ thống).

Ngoài vai trò chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong đầu tư phát triển nguồn điện tại Việt Nam, Chính phủ khuyến khích nhà đầu tư trong và nước ngoài tham gia xây dựng công trình nguồn điện đầu tư theo hình thức BOT. Trong đó, dự kiến tỷ trọng công suất các nguồn điện BOT tăng dần từ 6% năm 2017 lên gần 20% năm 2030.

Ánh Dương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.