Theo thông tin từ SSI Research, tín dụng tính đến ngày 18/3 vẫn giảm 0,33% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, mức giảm này đã cải thiện so với kết quả cuối tháng 2.
Theo Tổng thư ký VNBA, nên xem dòng vốn tín dụng ngân hàng chỉ là bổ sung, không phải dòng vốn chủ lực để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cuối tháng 2, tín dụng toàn hệ thống đã giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Trong khi các mảng khác đều giảm, tín dụng lĩnh vực BĐS tăng 0,23%, tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán tăng 2,56%.
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, dự án lớn vượt quá hạn mức cho vay của một ngân hàng thì tại sao không để cho nhiều ngân hàng khác cùng tham gia đồng tài trợ?
Theo các chuyên gia, mặc dù các ngân hàng đang nỗ lực hạ lãi suất cho vay song nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận do tình hình tài chính đã doanh nghiệp bị bào mòn. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện thì lại không muốn vay vốn do triển vọng đầu tư không quá sáng.
Công điện của Thủ tướng cho biết mặt bằng bằng lãi suất cho vay đã giảm nhưng chưa tương xứng với mức giảm của mặt lãi suất huy động, tín dụng 2 tháng đầu năm vẫn thấp hơn so với cuối năm 2023.
Có bất thường khi tín dụng tháng 1 giảm so với cuối năm 2023? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi thấy tăng trưởng tín dụng âm trong tháng 1 và thậm chí là có thể kéo dài đến cả tháng 2.
TS Trương Văn Phước cho rằng việc mở rộng tín dụng quá nhanh trong tháng 12 chủ yếu là từ các khoản vay rất ngắn hạn là nguyên nhân khiến tín dụng tháng 1 đảo chiều tăng trưởng âm. Thậm chí, trong cả quý I nếu cố gắng lắm tín dụng mới có thể tăng trưởng dương trở lại.
Theo Phó Thống đốc, nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng âm là do yếu tố mùa vụ sau khi tháng 12 tăng trưởng tín dụng rất mạnh khoảng 4%. Thông thường yếu tố mùa vụ vào quý IV, hoạt động kinh tế sẽ sôi động hơn, kéo theo hoạt động cho vay cũng sôi động hơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng với xu hướng giảm lãi suất cho vay, sự phục hồi tích cực của nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng trở lại kể từ tháng 3.
Tín dụng tại hai đầu tàu kinh tế cả nước là Hà Nội và TP HCM vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương, bất chấp tín dụng toàn nền kinh tế quay đầu giảm trong hai tháng đầu năm. Ngoài ra, huy động vốn tại hai thành phố cũng ghi nhận kết quả tích cực.
Tổng tiền gửi trên địa bàn Hà Nội cuối tháng 1 đạt 4,6 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 1/3 tổng số dư tiền gửi trên cả nước và đóng góp khoảng 1/4 dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế.
Trong tháng 1, tổng dư nợ tín dụng tại thành phố đạt 3,5 triệu tỷ đồng, giảm 0,93% so với cuối năm 2023. Mức tăng trưởng này thấp hơn cả nước khi tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6%.
Các chuyên gia từ SSI Research cho rằng vẫn còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước thực hiện thêm một đợt cắt giảm lãi suất chính sách nữa vào năm 2024 tập trung vào lãi suất cho vay.
Theo Tổng Giám đốc VPBank, khi nắm giữ tài sản đảm bảo là bất động sản, ngân hàng vẫn có thể thu hồi được nợ đã cho vay. Trong khi đó khi cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo thường khó xử lý, khiến rủi ro tăng lên.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường