Tăng thuế bia, rượu để hỗ trợ người già
Chính quyền Thái Lan mới đây thông qua kế hoạch đánh thuế nặng hơn với hoạt động kinh doanh rượu, bia, thuốc lá, hay còn gọi là “thuế tội lỗi”, để lấy tiền hỗ trợ người già và người hưu trí có hoàn cảnh đặc biệt ở nước này. Theo tờ Bangkok Post, đây là mô%3ḅt phần trong đạo luâ%3ḅt chăm sóc người già được Quốc hô%3ḅi Thái Lan thông qua trong cuô%3ḅc họp ngày 1-8 vừa qua.
Việc tăng thuế tiêu thụ thêm 2% đối với các mặt hàng nói trên dự kiến được áp dụng ở xứ sở Chùa vàng kể từ năm tới. Ông Kobsak Pootrakul, Phó chánh Văn phòng Thủ tướng Thái Lan cho biết, khoản tiền thu được từ việc tăng “thuế tội lỗi” sẽ được Chính phủ Thái Lan sử dụng để thúc đẩy thành lâ%3ḅp quỹ hỗ trợ người già, cụ thể là tăng tiền trợ cấp hằng tháng cho các đối tượng gặp khó khăn do thu nhập thấp này.
Hiện nay, những người từ 60 tuổi trở lên ở Thái Lan được nhận trợ cấp trung bình khoảng 18USD/tháng. Tuy nhiên, sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực, khoảng 2 đến 3 triê%3ḅu người già đăng ký là người có thu nhâ%3ḅp thấp với chính phủ sẽ được tăng trợ cấp lên 27-39USD/tháng. Ngoài ra, họ còn được cấp mô%3ḅt thẻ giảm giá để mua vâ%3ḅt dụng hay đi xe buýt và tàu miễn phí. Những người không đăng ký sẽ phải nhận mức trợ cấp như cũ.
Thống kê cho thấy, 8 triệu trên tổng số 10 triệu người già ở Thái Lan hiện đang được nhận trợ cấp, trong đó khoảng 3,5 triê%3ḅu người có thu nhâ%3ḅp thấp. Dựa vào các khảo sát, Bộ Tài chính Thái Lan tính toán rằng người già ở nước này cần phải nhận mức trợ cấp từ 36 đến 45USD/tháng mới đủ sống. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn, thời gian qua Chính phủ Thái Lan thường xuyên phải kêu gọi tinh thần “lá lành đùm lá rách”, theo đó những người có hoàn cảnh “khá hơn” sẽ nhường lại các suất trợ cấp cho những người nghèo hơn.
Thống kê cho thấy số người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn trong dân số Thái Lan. Ảnh: chiangraitimes.com |
Thái Lan được coi là quốc gia nằm trong nhóm có tốc độ lão hóa cao hàng đầu tại khu vực. Ước tính, ít nhất 20% dân số Thái Lan sẽ trên 60 tuổi vào năm 2025 và đến năm 2040, dân số trong độ tuổi làm việc ở nước này sẽ giảm tới 11%. Bởi vậy, Chính phủ Thái Lan đang phải chịu áp lực lớn trong việc chăm lo cho người già.
Năm 2016, Thái Lan đã phân bổ một lượng tiền lớn cho các chương trình liên quan đến việc hỗ trợ người hưu trí, chẳng hạn như xây dựng các khu phức hợp hỗ trợ người cao tuổi ở một số tỉnh. Các khu nhà này được xây trên quỹ đất do nhà nước quản lý; trang bị các thiết bị bảo đảm sự an toàn, thuận tiện cho cuộc sống của người già và có cả sự hỗ trợ của các nhân viên y tế. Thậm chí cách đây vài năm, một công ty phần mềm của Thái Lan còn lên kế hoạch nghiên cứu, chế tạo các rô-bốt chuyên chăm sóc và hỗ trợ người già sống cô đơn để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu ra thế giới.
Kể từ năm 2013, Chính phủ Thái Lan cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) bắt đầu phối hợp thực hiện “Dự án phát triển dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người già và người dễ bị tổn thương” nhằm giải quyết vấn đề chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Thái Lan. Dự án tập trung vào việc phát triển mô hình dựa vào cộng đồng để bảo đảm chất lượng cuộc sống và phát huy vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng.
Qua đó có thể thấy, chăm sóc và hỗ trợ người già đã và đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất tại Thái Lan. Tờ Bangkok Post đầu năm ngoái từng dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Thái Lan Veerathai Santiprabhob tuyên bố rằng Thái Lan sẽ phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất hơn nữa để có thể bảo đảm các chương trình chính sách dành cho người lớn tuổi.
Trở lại với quyết định tăng "thuế tô%3ḅi lỗi" phục vụ cho hoạt động hỗ trợ y tế, chăm sóc người già, trên thực tế không chỉ có Thái Lan mà một số quốc gia trong khu vực cũng từng áp dụng biện pháp này. Điển hình như năm 2014, Xin-ga-po quyết định tăng thuế thuốc lá lên 10%, thuế rượu lên 25%... để phục vụ các chương trình xã hô%3ḅi, y tế cũng như trợ cấp hằng năm cho những gia đình có người già cần chăm sóc. Cùng đó, đảo quốc Sư tử còn triển khai các gói chăm sóc y tế trị giá tới 6,6 tỷ USD dành cho khoảng 450.000 người cao tuổi. Trước đó, năm 2012, Philippines đã tăng thuế thuốc lá để đầu tư vào các chương trình y tế, nâng cấp cơ sở khám, chữa bê%3ḅnh, đào tạo bác sĩ, y tá... phục vụ những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người già. Chỉ riêng trong năm đầu tiên áp dụng chương trình này, Chính phủ Philippines đã thu về 1,2 tỷ USD, qua đó giúp chăm sóc cho gần 45 triê%3ḅu người.
Sau khi quyết định đánh thuế nặng hơn với hoạt động kinh doanh rượu, bia, thuốc lá tại Thái Lan được thông qua, một số ý kiến cho rằng kế hoạch này có thể làm giá các mặt hàng này tăng gấp đôi. Do đó, nhiều người sẽ buộc phải từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu và giúp giảm gánh nặng cho ngành y tế. Trái lại, một số quan chức thì lại lo ngại, đi đôi với việc tăng thuế rượu, bia, thuốc lá, nạn buôn lậu các mặt hàng này cũng sẽ tăng lên trông thấy.
Dĩ nhiên, những ý kiến đồng tình vẫn tỏ ra áp đảo so với những quan điểm chống lại quyết định tăng thuế các sản phẩm “tội lỗi”. Bởi nhiều người vẫn cho rằng đó là một cách làm đầy tính nhân văn.