|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sửa cầu Thăng Long: 'Không thể ngồi chờ chuyên gia'

15:15 | 01/09/2020
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể không đồng tình trước việc dự án sửa chữa cầu Thăng Long chậm tiến độ do phải chờ chuyên gia nước ngoài.
Sửa chữa cầu Thăng Long: 'Không thể ngồi chờ chuyên gia' - Ảnh 1.

Đã tháo dỡ xong hệ thống hộ lan hiện hữu dài 3,3 km trên cầu Thăng Long. (Ảnh: Bộ GTVT).

Chiều 31/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã có buổi kiểm tra dự án sửa chữa cầu Thăng Long - Hà Nội.

Báo cáo tại hiện trường, đại diện đơn vị thực hiện dự án cho biết, đến thời điểm hiện tại công tác triển khai thi công đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng; công tác phân luồng giao thông đã được chuẩn bị tốt.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng nhất với dự án hiện nay là việc đưa chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam.

Cụ thể, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện nay đoàn chuyên gia hàng ngày vẫn phải họp trực tuyến trong khi việc thi công thảm bê tông mặt cầu phải có sự có mặt của đoàn chuyên gia nước ngoài mới có thể triển khai thực tế. 

Theo kế hoạch, ngày 5/9 một số chuyên gia mới bắt đầu tới Việt Nam, sau đó thực hiện cách li 14 ngày theo qui định và dự kiến phải đến ngày 20/9 mới có mặt trực tiếp tại hiện trường để triển khai công việc.

Không đồng tình với quan điểm trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng không thể ngồi chờ chuyên gia, phải có con người cụ thể trên công trường. 

Theo đó, cần đề đoàn chia gia chia nhỏ các nhóm nhân sự để đưa người sang Việt Nam thành nhiều đợt và thực hiện cách li theo các đợt. Những chuyên gia tới trước sẽ chuyển giao công nghệ cho kĩ sư người Việt trước.

Bộ trưởng chỉ đạo trong 1-2 ngày tới cần phải có nhóm chuyên gia tới trước để đáp ứng yêu cầu công việc. Không được phụ thuộc, gây chậm tiến độ dự án.

Dự án sửa chữa cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư gần 270 tỉ đồng, bắt đầu thi công từ ngày 16/8. Tổng giá trị thực hiện đến nay đạt 7% giá trị hợp đồng.

Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thành thông xe trên cầu trước ngày 31/12.

Hoàng Huy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.