|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngầm kéo nợ vay các công ty Trung Quốc tăng cao kỉ lục

17:10 | 27/12/2019
Chia sẻ
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngầm là nguyên nhân chính kéo con số nợ vay của các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cao kỉ lục. Tỉ lệ cho vay từ các tổ chức phi ngân hàng đã tăng lên gần 40% trong quí IV năm 2019.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngầm kéo nợ vay các công ty Trung Quốc tăng cao kỉ lục - Ảnh 1.

Nguồn: CNBC.

Theo đưa tin từ CNBC, con số tăng trưởng kinh tế trong quí IV của Trung Quốc có thể sẽ là mức yếu nhất trong năm 2019 nhưng nó vẫn cho thấy sự cải thiện so với quí trước và cùng kì một năm trước. Số liệu được công bố trong một cuộc khảo sát kinh doanh vào ngày 26/12.

Khảo sát dựa trên số liệu từ 3.300 doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy doanh thu từ các mảng sản xuất và dịch vụ đã chứng kiến sự cải thiện mạnh nhất so với quí trước mặc dù lợi nhuận lại có chiều hướng giảm.

Và cuộc khảo sát đã cho ra được ba điểm quan trọng. 

Thứ nhất, đã có những dấu hiệu cho thấy dòng tiền đã giảm nhanh chóng. Báo cáo cho biết các khoản phải trả và giao hàng trễ trong quí IV đã tăng vọt đến mức tồi tệ.

Thứ hai, các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm mặc dù các công ty đang báo cáo doanh thu cao hơn trong quí IV. Báo cáo cho rằng các công ty có thể chưa hiểu được thông điệp mà khách hàng của họ đang gửi tới.

Và ý cuối cùng, kết quả khảo sát cho thấy nền kinh tế đã chứng kiến mức vay của doanh nghiệp tăng cao kỉ lục trong quí IV. "Các mức đề xuất vay đạt mức cao nhất trong lịch sử, trong khi các khoản bị từ chối xuống mức thấp nhất", theo "Sách màu be Trung Quốc" (China Beige Book), công ty chuyên thu thập dữ liệu độc lập về nền kinh tế Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của hệ thống tài chính ngầm

Cuộc khảo sát cho biết sự gia tăng của các khoản vay kinh doanh một phần là do sự trở lại của tài chính ngầm. Tài chính ngầm được đề cập ở đây nói đến các hoạt động cho vay không được quản lí, kiểm soát và thường có rủi ro cao khi có ít qui định, giám sát từ nhà quản lí. 

Dữ liệu của China Beige Book cho thấy tỉ lệ cho vay từ các tổ chức phi ngân hàng đã tăng lên gần 40% trong quí IV năm 2019, trong khi cùng kì 6 năm trước (2013) ở mức 29%.

Các công ty tư nhân nhỏ có góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhưng lại gặp nhiều khó khăn hơn các công ty, tập đoàn lớn hay thuộc sở hữu Nhà nước trong việc vay vốn khiến nhiều công ty tìm đến với nguồn tài chính ngầm. 

Trong khi đó, thị trường trái phiếu có vẻ dễ chịu hơn khi giá trị phát hành tăng trong quí thứ sáu liên tiếp.

Tỉ lệ khoản vay từ ngân hàng và phi ngân hàng tại Trung Quốc 

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngầm kéo nợ vay các công ty Trung Quốc tăng cao kỉ lục - Ảnh 2.

Nguồn: CNBC.

Đây là quí thứ ba liên tiếp có các khoản vay từ tài chính ngầm chiếm tỉ lệ 2 trên 5 khoản vay được thực hiện. "Điều này có vẻ khá ngạc nhiên khi trước đó phần lớn các tổ chức tài chính ngầm đã được chính quyền xoá bỏ từ ngăm 2016 - 2017", ông Shehzad Qazi, Giám đốc điều hành của China Beige Book cho biết.

Trong quí IV, các khoản vay đã tăng trên tất cả các lĩnh vực ngoại trừ ngành sản xuất, nơi mà tín dụng đã tăng trong 5 quí liên tiếp cho đến quí III/2019. Điều đặc biệt trong quí IV là sự tăng đột biến trong hoạt động cho vay (trên cả thị trường cho vay và trái phiếu) trong một nền kinh tế mà dòng vốn đang thắt chặt đáng kể. 

Hiệu ứng từ chiến tranh thương mại

Sản xuất của Trung Quốc vẫn tiếp tục là lĩnh vực gây bất ngờ mặc dù nước này đang có một cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ.

Khảo sát cho thấy, số lượng đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trong nửa cuối năm 2019 khi thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực. Tuy nhiên, doanh thu sản xuất trong quí IV vẫn vượt trội so với trước trong khi số việc làm và lợi nhuận không thay đổi nhiều.

Doanh thu cao và lợi nhuận không đổi đặt ra câu hỏi về những vấn đề như cung vượt cầu hay tăng lương có thể đã ăn mòn vào lợi nhuận.

Các nhà sản xuất có thể đã giải quyết được vấn đề cung vượt cầu của các nhà bán lẻ vì giá trị hàng tồn kho của họ đã tăng chậm lại trong cả quí III và quí IV, báo cáo cho biết. Có 3 trong số 5 đối tượng được hỏi cho biết hàng tồn kho của họ đã tăng.

Đây là một kết quả rất quan trọng bởi vì nó ngụ ý sự ảnh hưởng tiêu dùng tới tăng trưởng đang bị phóng đại bởi vấn đề kinh niên của tình trạng thừa cung. Trong trường hợp này, các nhà bán lẻ đang che giấu tình trạng thừa cung của họ, báo cáo cho biết. 

Qazi nói thêm rằng mặc dù lĩnh vực tiêu dùng đã khá mạnh nhưng nếu tất cả các lĩnh vực khác đang mờ dần, thì ngay cả một lĩnh vực tiêu dùng mạnh cũng sẽ trở thành rủi ro lớn cho năm 2020.

Việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thoả thuận giai đoạn một giúp đảm bảo một phần rằng các "cơn gió ngược" đối với nền kinh tế Trung Quốc sẽ không trở nên tồi tệ hơn trong năm tới.

Diệp Bình