|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sở TN&MT Hà Nội sắp trình nâng mức xử phạt dự án chậm tiến độ lên gấp đôi

15:42 | 13/08/2018
Chia sẻ
Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông cho biết, Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Chính phủ quy định với Thủ đô được xử phạt dự án chậm tiến độ lên tới cao nhất 1 tỷ đồng với 1 dự án. Tuy nhiên với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức này thực sự chưa đủ sức răn đe...
so tnmt ha noi sap trinh nang muc xu phat du an cham tien do len gap doi cao nhat 2 tydu an Hà Nội rà soát, phân loại gần 200 dự án chậm tiến độ trên địa bàn

Tại Phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội do HĐND TP tổ chức sáng nay 13/8, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Trọng Đông đã giải trình các nội dung câu hỏi của đại biểu HĐND TP liên quan đến các dự án sử dụng đất chậm triển khai.

Ông Nguyễn Trọng Đông cho biết, qua quá trình thanh tra, rà soát và giám sát của HĐND TP, các chủ đầu tư cũng có ý thức đưa đất vào sử dụng, nhưng vẫn còn nhiều dự án chậm triển khai.

so tnmt ha noi sap trinh nang muc xu phat du an cham tien do len gap doi cao nhat 2 tydu an
Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết Sở sẽ cùng các ngành nghiên cứu dự thảo quy định để báo cáo UBND TP, HĐND TP nâng mức xử phạt dự án chấm tiến độ lên gấp đôi.

Đối với các dự án này, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, Sở đã thực hiện công bố công khai các đơn vị này trên Cổng thông tin điện tử của Sở và của Bộ TN&MT. Đây là căn cứ để xem xét giao đất chấp thuận dự án đối với các dự án tiếp theo, trong quá trình tham gia liên thông để cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án, thì Sở luôn kiểm tra thông tin này. Nếu các đơn vị có vi phạm chưa được khắc phục thì dứt khoát không được chấp thuận dự án mới.

Theo Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, đến nay Sở đã thực hiện thanh kiểm tra với 215 dự án. Qua thanh tra thì có 64 dự án đã được khắc phục, còn 151 dự án qua thanh kiểm tra có 21 dự án đã kiến nghị thu hồi đất và xử lý phạt, 11 dự án vướng mắc do quy hoạch GPMB, 30 dự án thanh tra Chính phủ và các ngành thanh kiểm tra, 84 dự án đang thanh kiểm tra. Hiện, Sở đang tiếp tục phối hợp với các ngành xử lý vi phạm.

Giám đốc Sở TN&MT cũng cho biết, Sở sẽ thực hiện nghiêm túc việc công khai các dự án vi phạm. Về việc gia hạn 24 tháng đối với các dự án chậm triển khai, Sở gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi vì nếu không bồi thường tiền GPMB, giải quyết công ăn việc làm của người lao động sẽ gặp chống đối quyết liệt nên Sở phải giải quyết rất thận trọng.

Về mức xử phạt đối với các dự án chậm tiến độ, Giám đốc Sở TN&MT cho biết, Luật Đất đai năm 2013 và các quy định của Chính phủ quy định với Thủ đô được xử phạt tới 1 tỷ đồng với 1 dự án, đây là mức cao nhất.

“Tuy nhiên với tình hình Thủ đô hiện nay thì mức này thực sự chưa đủ sức răn đe nên tới đây Sở sẽ cùng các ngành nghiên cứu dự thảo quy định để báo cáo UBND TP, HĐND TP nâng mức xử phạt theo quy định của Luật Thủ đô lên gấp đôi”, ông Đông nói.

Giám đốc Sở TN&MT cũng cho biết, hiện Sở đang tích cực triển khai cơ sở dữ liệu về đất đai, đến nay 27/27 gói thầu đã đạt trên 70%, song song với cập nhật dữ liệu và cấp giấy chứng nhận để hoàn thành dữ liệu trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên đo đạc thì nhanh nhưng cập nhật đối với hơn 1 triệu hồ sơ đối với các tổ chức, cá nhân, đất dồn điền đổi thửa thì khối lượng rất khổng lồ nên Sở dự kiến hoàn thành trong năm 2018. Ngoài ra, quan điểm của Sở là đã chậm 5-10 năm thì không gia hạn, trừ trường hợp bất khả kháng thì đơn vị phải giải trình. Đồng thời, trong thời gian tới Sở sẽ thực hiện công khai trên thông tin đại chúng đối với những dự án chậm triển khai trên địa bàn.

Theo ông Đông, có nhiều nguyên nhân khiến các dự án chậm triển khai.

Thứ nhất, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ 1/7/2014, quá trình chuyển tiếp có nhiều chính sách thay đổi trong đó có chính sách GPMB, nên các dự án chậm có nguyên nhân chậm GPMB do thay đổi chính sách. Ngoài ra, chủ đầu tư không chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các sở ngành để tháo gỡ các chính sách GPMB, tập trung nguồn lực, thời gian GPMB các dự án.

Thứ hai, do giai đoạn 2012-2015, thị trường bất động sản trầm lắng nên khó kêu gọi đầu tư cũng như vay vốn ngân hàng.

Thứ ba, về quy hoạch, sau khi Thủ đô Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính, Chính phủ chỉ đạo Thành phố lập quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Chính phủ phê duyệt, sau đó triển khai quy hoạch này thì Thành phố tổ chức lập quy hoạch phân khu. Quá trình rà soát có trên 240 dự án phải điều chỉnh để phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.

Thứ tư, liên quan đến Luật đê điều quy định không xây dựng nhà cao tầng trong khu nội đô cũng một phần ảnh hưởng đến các dự án đã đầu tư trước đây.

Thứ năm là về nguyên nhân chủ quan, các dự án trên địa bàn sau khi được phê duyệt giao đất, các ngành một số nơi chưa phối hợp hậu kiểm chặt chẽ và chưa quyết liệt xử lý.

Ông Đông cũng cho biết, riêng với dự án Văn La trên địa bàn quận Hà Đông của Công ty CP Sông Đà, tỉnh Hà Tây trước đây giao đất từ năm 2008 và hiện còn hơn 1,6ha chưa được GPMB, năm 2015 đã xin điều chỉnh quy hoạch đã được TP phê duyệt, hiện đơn vị đang điều chỉnh lại dự án đầu tư, sau đó mới được tiếp tục điều chỉnh quyết định giao đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung. Sau phiên giải trình này Sở TN&MT và các sở ngành sẽ tiếp tục rà soát, tổ chức thanh tra cụ thể.

Xem thêm

Khánh Hà