Sinh viên IT và làn sóng Web 3.0
Web3, hay Web 3.0, là thuật ngữ chỉ hệ thống web phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Blockchain. Đây được coi là bước tiến tiếp theo của Internet, nơi sẽ không còn các máy chủ, và người dùng có quyền tự kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính mình. Hiện tại, Web3 đang là một lĩnh vực chớm nở ở thị trường trong nước với những nhân tài hàng đầu được săn đón ở khắp nơi trên thế giới.
Anh Kevin Tùng Nguyễn, Founder/CEO của JobHopin - nền tảng tuyển dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI chia sẻ: “Tại Mỹ, mức lương trung bình của kỹ sư Web3 khá cao, rơi vào khoảng 15.000 USD mỗi tháng.
Trong khi đó, nếu các công ty ở nước ngoài chọn outsource nguồn nhân lực này tại Việt Nam, chi phí sẽ bớt đắt đỏ hơn rất nhiều, chỉ rơi vào khoảng ⅓ con số trên. Và đó cũng là lý do vì sao kỹ sư Web3 ở nước ta rất được săn đón bởi các quốc gia trong khu vực”.
Tiềm năng rộng mở của Việt Nam trên chặng đua Web3
Trong những năm gần đây, Việt Nam sánh đôi cùng Ấn Độ, Pakistan và Ukraine được đánh giá là những thị trường tiềm năng nhất với các dự án mới lạ trên nền tảng Web3. Ước tính Việt Nam sẽ đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2026.
Hiện tại, nhiều dự án do người Việt xây dựng trở thành biểu tượng toàn cầu trong một số lĩnh vực. Năm 2021, dự án kỳ lân Sky Mavis (Axie Infinity) được định giá gần 3 tỷ USD, đưa tên Việt Nam tiến sâu vào sân chơi GameFi (trò chơi hóa)...
Nút thắt nhân sự tại thị trường Web3
Khi làn sóng blockchain đổ bộ, cơn khát nhân sự là điều khó tránh khỏi cho bất cứ start-up nào trong lĩnh vực này. Trên hành trình phát triển ngắn hạn, một thị trường ngách như Blockchain vẫn đang bị bài toán nhân sự chặn đứng.
"Những người có kinh nghiệm thật sự khan hiếm vì ngành quá mới mẻ. Việc thuyết phục người giỏi từ lĩnh vực khác nhảy sang cũng không hề dễ dàng. Khát nhân sự luôn là khó khăn muôn thuở trong lĩnh vực này", ông Nguyễn Thế Vinh, đồng sáng lập Coin98 chia sẻ.
Tuy so với tốc độ phát triển dự án, số lượng kỹ sư, lập trình viên blockchain giỏi ở Việt Nam còn hạn chế nhưng nhiều tài năng công nghệ trên khắp thế giới đang quay về Việt Nam để xây dựng ngành blockchain.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, kỹ sư Việt Nam có năng lực học rất nhanh, tiếp thu và thích nghi tốt với những xu hướng Web3 mới. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo công nghệ thế hệ mới của Việt Nam còn có khả năng kết nối và đi đến hợp tác với những đội ngũ công nghệ lớn, điều mà những người đi trước chưa làm được.
Theo anh Bùi Quang Tinh Tú, CGO của JobHopin cho biết: “Việt Nam là một thị trường có tiềm năng đào tạo và phát triển nhân lực cho ngành công nghệ blockchain rất lớn, các lãnh đạo công nghệ và chủ dự án đánh giá nguồn nhân lực kỹ sư công nghệ tại Việt Nam có kỹ năng tốt và khả năng đáp ứng cao, chất lượng không thua kém mặt bằng chung của thế giới.”
Tương lai đầy hứa hẹn cho thế hệ sinh viên tương lai
Lời giải đáp cho bài toán nhân tài lĩnh vực Blockchain nằm ở thế hệ sinh viên trẻ hiện nay, đặc biệt là ngành Công nghệ thông tin. Với nhiều tiềm năng còn bỏ ngỏ, việc nắm bắt xu thế và trang bị cho mình những kỹ năng, chứng chỉ và kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực Web3 là bước đệm to lớn cho cách bạn trong thời điểm này.
Với mong muốn mang cơ hội tận dụng và phát triển tiềm năng này, Solana, một trong những đơn vị đi đầu về nền tảng blockchain chính thức khởi động cuộc thi Solana Coding Camp mùa 2 - Kiến tạo vương quốc Web3 của riêng bạn với tổng giải thưởng lên đến 100.000 USD.
Sau thành công vang dội của Coding Camp mùa đầu tiên vào tháng 6 năm nay, Solana Coding Camp mùa hai đang tìm kiếm các nhà phát triển phần mềm tài năng để tham gia vào cộng đồng Solana.
Đây là cơ hội để người tham gia có thể nhận được chứng chỉ và học hỏi từ những nhân vật trong ngành, truy cập vào hệ sinh thái tài nguyên của Solana bao gồm giải thưởng, tiền thưởng và cơ hội việc làm toàn cầu.
Tại sự kiện, các dự án D-app nổi bật sẽ có cơ hội kết nối đến các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra còn có ban cố vấn đến từ các công ty Blockchain của Việt Nam như Sentre Protocol, Coin98, Saros Finance, Ancient8 và Solscan cùng với các công ty quy mô quốc tế được xây dựng trên nền tảng Solana.
Xem thêm thông tin về cuộc thi Solana Coding Camp mùa 2 tại đây .
CODING CAMP SEASON 2:
●Tour giao lưu với sinh viên các trường đại học cả nước (TP HCM, Đà Nẵng và Hà Nội): 10/10 đến 13/11/2022
●Hạn nộp hồ sơ: 13/11/2022
●Workshop và dự án: 14/11 đến 11/12/2022
●Nộp dự án: 12/12 đến 16/12/2022
●Trình bày sản phẩm: 17/12 đến 18/12/2022
●Công bố giải thưởng: 21/12/2022
●Quy mô dự kiến: 150 thí sinh