Singapore đối đầu với các ông chủ Trung Quốc
Sau khi chứng kiến các nhà đầu tư ở Singapore bị lừa dối trong những năm qua vì các ông chủ thiếu đạo đức, công ty điều hành sàn giao dịch chứng khoán Singapore bắt đầu nỗ lực tìm lại công bằng ở Trung Quốc đại lục, một ví dụ điển hình cho công ty có thái độ không tốt trong thế giới kinh doanh hậu Enron.
Tuần trước, sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) cho biết các luật sư của họ ở Trung Quốc đã trình đơn khiếu nại về chủ tịch điều hành của công ty China Fibretech Ltd, ông Wu Xinhua lên các nhà chức trách, vì liên quan đến “một số cáo buộc vi phạm theo Bộ luật Hình sự Trung Quốc”. Công ty có trụ sở ở Shishi, tỉnh Fujian, đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ở Singapore hồi tháng 6/2008. Thời điểm chứng khoán của công ty dừng giao dịch từ tháng 11/2015, giá trị thị trường của công ty nhuộm vải bị bốc hơi 90%.
Tờ Business Times của Singapore nói rằng đây là lần đầu tiên SGX phải nhờ đến luật pháp của Trung Quốc đại lục để chống lại một ông chủ người Trung Quốc. Mặc dù, những cáo buộc cụ thể về ông Wu không được tiết lộ, giám đốc độc lập duy nhất của China Fibretech nói với SGX rằng ông không thể xác nhận hiệu lực của những khoản thanh toán bồi thường cho khách hàng trị giá 470 triệu nhân dân tệ (68 triệu USD). Ông cũng không thể xác nhận được rằng liệu tài khoản ngân hàng của công ty, được sử dụng để giải quyết các vụ bồi thường này, có tiền mặt từ đầu hay không.
Các công ty Trung Quốc đầu tư 140 triệu USD vào Singapore vào năm ngoái, giảm mạnh so với khoản vốn đầu tư 1,8 tỷ USD năm 2007, trước khi khủng hoảng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra.
Biểu đồ % thể hiện vốn đầu tư từ Trung Quốc đổ vào Singapore theo các năm. Nguồn: Bloomberg. |
Ông Tan Boon Gin, giám đốc phụ trách vấn đề luật lệ của sàn chứng khoán cho biết đang cố gắng để nâng cao danh tiếng của sàn giao dịch chứng khoán Singapore. Nguyên nhân là vì với sự sụp đổ của cổ phiếu vào năm 2013, một loạt các công ty ngừng giao dịch, và các giao dịch bị dừng trong một thời gian dài (với 23 loại cổ phiếu không được giao dịch trong hơn 12 tháng vào cuối tháng 10).
Các cổ phiếu của SGX gần như không đổi giá trị nếu tĩnh bằng đồng USD so với 5 năm trước, trong khi tại sàn đối thủ của họ ở Hồng Kông, mức tăng là 50%.
Thị trường chứng khoán Singapore đang đi xuống.
Biểu đồ so sánh biến động giữa sàn giao dịch Singapore và Hồng Kông. Nguồn: Bloomberg. |
SGX kỳ vọng vào sự hợp tác như thế nào? Với công việc trước đó là giám đốc Sở nội vụ thương mại Singapore, ông Tan có thể đưa ra một gợi ý. Dù mất 3 năm, nhưng với sự giúp sức của các cơ quan chức năng Trung Quốc, ông đã yêu cầu được cựu CEO của công ty China Sky Chemical Fibre đồng ý với một thỏa thuận. Theo đó, họ sẽ giao nộp 10% cổ phần ông này nắm giữ và phải trả một khoản tiền phạt trị giá 2,5 triệu Singapore đôla (1,8 triệu USD) cho thành phố vì những công bố sai lạc. (Trùng hợp là, China Sky cũng đến từ tỉnh Fujian, và sản xuất sợi nylon).
Tuy nhiên, giá chứng khoán ghi nhận ở mức dưới 3 cent Singapore khi ngừng giao dịch vào tháng 8/2016. Trong tháng 3, ban giám đốc của China Sky đã xin SGX mở thêm cuộc họp các nhà đầu tư hàng năm, vì công ty đã không thể “nhận được sự hợp tác từ ban quan trị ở Trung Quốc để chuẩn bị báo cáo tài chính, bất chập những nổ lực đã bỏ ra”.
Năm 2011 và 2012, hơn 100 công ty Trung Quốc bị ngừng hoặc tạm ngừng giao dịch trên thị trường chứng khoán New York vì những vụ bê bối gian lận tài chính. Ví dụ như công ty Sino-Forest mất 2/3 giá trị tài sản trong 2 ngày, và trong ngày 24/3, cổ phiếu của China Huishan Dairy Holdings trên sàn Hồng Kông giảm 86%.
Tuy nhiên trong 2 năm, nhu cầu kéo dài kiểm toán ở Trung Quốc của Ủy ban chứng khóa và sàn giao dịch Mỹ đã được giải quyết.
Sở giao dịch chứng khoán Singapore sẽ thực hiện những bước đi tiếp theo, sau khi nhận được sự đảm bảo rằng yêu cầu của họ không bị làm ngơ. Nếu điều đó là thật, thì sẽ rất tốt. Các ông chủ doanh nghiệp thiếu đạo đức không chỉ là vấn đề duy nhất đối với cả thế giới, mà bên cạnh đó danh tiếng chủ nghĩa tư bản với đặc tính Trung Quốc cũng đang là mối nguy hiểm.