|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

SeABank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường bầu bổ sung thành viên Ban Kiểm soát

07:12 | 25/10/2024
Chia sẻ
Ngày 15/11 tới đây, SeABank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bầu bổ sung hai thành viên Ban Kiểm soát, dự kiến số lượng thành viên BKS nhiệm kì 2023-2028 tăng lên 5 người.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) vừa có thông báo triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 vào ngày 15/11/2024 tại Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. 

ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 sẽ thông qua tờ trình về việc bầu bổ sung thành viên Ban Kiểm soát cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2023 – 2028 và lấy ý kiến cổ đông thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và quy chế quản trị nội bộ cũng như những nội dung khác nếu có. 

Theo thông tin từ ngân hàng cung cấp, thông tin ứng viên dự kiến bầu bổ sung thành viên Ban Kiểm soát SeABank bao gồm hai ứng viên. 

Cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh sinh ngày 5/10/1973, có trình độ học vấn học vấn cử nhân kinh tế Học viện Ngân hàng. Ông từng là Phó Tổng Giám đốc SeABank và cũng từng là người được uỷ quyền công bố thông tin.

Ông Quỳnh đã có 29 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó, có 20 năm làm việc tại SeABank và 5 năm đảm nhiệm nhiều vị trí khác như Trưởng phòng  Nguồn vốn, PGĐ Khối Nguồn vốn và Thị trường Tài chính,…

Hiện tại, ông đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Công ty kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản (SeABank AMC). Đồng thời, ông cũng đang làm việc với vị trí thành viên Hội đồng thành viên tại Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF). Cả hai công ty trên đều là công ty con của ngân hàng SeABank. 

Một ứng viên còn lại đó là ông Lương Duy Đông, sinh ngày 9/9/1986, có trình độ học vấn Cử nhân kiểm toán trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Theo đó, ông Đông đã có 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán. Trong đó, ba năm làm kiểm toán viên của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, 9 năm kinh nghiệm làm kiểm toán nội bộ của ngân hàng và 4 năm làm Trưởng Ban Kiểm soát của Công ty Tài chính PTF.

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024, Ban Kiểm soát của ngân hàng hiện có 3 thành viên, trong đó bà Vũ Thị Ngọc Quỳnh là Trưởng Ban Kiểm soát, và hai thành viên chuyên trách. Theo đó, số lượng thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ tăng từ ba lên 5 người.

 Lợi nhuận quý III cao hơn so với cùng kỳ ở mức 1.269 tỷ đồng, tăng tương ứng 11%.

Về kết quả kinh doanh, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm ở mức 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023, thực hiện 76,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm (5.888 tỷ đồng). Ước tính riêng trong quý III, lợi nhuận của SeABank ở mức 1.269 tỷ đồng, tăng 11%.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, tổng tài sản SeABank đạt 288.518 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng là 196.890 tỷ đồng. Vào cuối quý III, tỷ lệ nợ xấu của SeABank ở mức 1,87%. 

Ngoài ra, SeABank cho biết đang hoàn tất các thủ tục theo quy định của Nhà nước để chính thức hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau khi phát hành 329 triệu cổ phiểu để trả cổ tức năm 2023 và thêm 10,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.  


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Nguyệt

Hãy để doanh nghiệp nội làm hạ tầng
Nếu như các dự án khác Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ODA dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu, đơn vị cung cấp vật liệu bị ràng buộc thì đường sắt cao tốc Bắc - Nam là dự án của Việt Nam và được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Vì vậy, Chính phủ cần ưu tiên cho các doanh nghiệp nội địa tham gia xây dựng, điều này không chỉ hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó còn thúc đẩy tiêu dùng nội địa.