|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

SeABank ra mắt thẻ tín dụng cho doanh nghiệp SeABank Visa Corporate

14:30 | 13/09/2019
Chia sẻ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa ra mắt thẻ tín dụng cho doanh nghiệp - SeABank Visa Corporate cùng nhiều tính năng tiện lợi.
640x480-ATM

Thẻ tín dụng SeABank Visa Corporate là công cụ giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn lưu động có sẵn từ hạn mức tín dụng thẻ cho SeABank cấp. Theo đó, doanh nghiệp có thể chi tiêu trước thanh toán sau với thời gian miễn lãi lên đến 55 ngày, đồng thời giảm thiểu rủi ro lưu thông tiền mặt.

Mặt khác, chiếc thẻ này còn giúp doanh nghiệp tách bạch giữa chi tiêu cá nhân và chi tiêu công. Khi thanh toán trong nước và quốc tế, doanh nghiệp không còn lo ngại việc qui đổi ngoại tệ và tạm ứng công tác phí cho những chuyến công tác nước ngoài.

Với thẻ SeABank Visa Corporate, doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch thẻ như: rút tiền, thanh toán tại POS, thanh toán trực tuyến… tại nhiều điểm chấp nhận thẻ có biểu tượng VISA trên thế giới. 

Bên cạnh đó, khi khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ thành công, khách hàng sẽ được tích lũy điểm thưởng và hoàn tiền 0,15% giá trị giao dịch.  

Mọi giao dịch của thẻ SeABank Visa Corporate được bảo mật và an toàn với công nghệ Chip đạt tiêu chuẩn EMV, tích hợp các tính năng thanh toán tiện lợi Contactless, cùng công nghệ 3D Secure nâng cao tính bảo mật cho các giao dịch thanh toán online.

Doanh nghiệp có thể thanh toán dư nợ khá dễ dàng và nhanh chóng qua nhiều kênh như: nộp tiền mặt, chuyển khoản, ngân hàng trực tuyến. 

Từ nay đến tháng 3/2020, SeABank triển khai chương trình "Miễn phí thường niên, hoàn tiền giao dịch". Khi doanh nghiệp đăng kí phát hành thẻ SeABank Visa Corporate và thực hiện giao dịch thanh toán với tổng giá trị đạt từ 5 triệu đồng/thẻ trở lên sẽ được miễn phí thường niên và hoàn tiền 10% tối đa 1 triệu đồng trên mỗi thẻ.

Hoàng Phạm

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.