|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sau EVFTA, các ngân hàng EU có thể sở hữu tối đa 49% vốn tại hai ngân hàng Việt Nam

17:48 | 13/02/2020
Chia sẻ
Trong hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng tỉ lệ sở hữu lên 49% vốn điều lệ tại hai ngân hàng TMCP trong nước không bao gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank. Cam kết này có hiệu lực trong vòng 5 năm.
EVFTA được thông qua, các ngân hàng EU có thể sở hữu tối đa 49% vốn tại hai ngân hàng Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn: Dân Trí)

Chiều 12/2, tại phiên họp toàn thể ở Strasbourg (Pháp), Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam – EVFTA; và Hiệp định bảo hộ đầu tư - EVIPA.

EVFTA gồm 17 chương, 2 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ...

Theo giới phân tích EVFTA là một hiệp định có các cam kết ở mức cao hơn so với WTO trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, về trực tiếp thì sẽ không có tác động quá lớn đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.

Thực tế, trong lĩnh vực ngân hàng sẽ chỉ có thêm một cam kết có thời hạn 5 năm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trong hiệp định này. 

Trong đó, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ lên 49% vốn điều lệ trong hai ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.

Tuy nhiên, cam kết này chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm, qua thời hạn Việt Nam sẽ không bị ràng buộc bởi cam kết này. Đồng thời, cam kết này cũng không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết này sẽ phải tuân thủ đầy đủ các qui định về thủ tục mua bán, sáp nhập cũng như các điều kiện an toàn, cạnh tranh, bao gồm giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phần áp dụng đối với từng nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trên cơ sở đối xử quốc gia, theo qui định của pháp luật của Việt Nam.

Với ngành bảo hiểm, Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật trong nước. Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, Việt Nam chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.

Quốc Thụy

ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.