|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sau 4 tháng ông Trump nhậm chức: Trật tự thế giới cũ vẫn tồn tại nhưng suy yếu

11:37 | 30/05/2017
Chia sẻ
Bốn tháng kể từ khi ông Trump nhậm chức, hệ thống quản trị toàn cầu đã không còn vận hành như cấu trúc mà nước Mỹ gây dựng từ sau Chiến tranh Thế giới II, mà đã trở nên rắc rối hơn.
sau 4 thang ong trump nham chuc trat tu the gioi cu van ton tai nhung suy yeu
Tổng thống Trump tại một cuộc tranh cử diễn ra vào tháng 11/2016. (Nguồn: Bloomberg)

Kể từ sau khi chính thức vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã không thực hiện trọn vẹn những lời đe dọa trong quá trình tranh cử như tuyên bố Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là lỗi thời, rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), chấp nhận việc Nga sáp nhập Crimea hay tuyên bố Trung Quốc thao túng tiền tệ.

Bên cạnh đó, những buổi gặp mặt với các đồng minh lâu năm của Mỹ trong chuyến công du 9 ngày tới Trung Đông và châu Âu đã khiến cho các quốc gia này lo ngại nhiều hơn về những vấn đề dấy lên vào tháng 11 năm ngoái.

Sau khi kết thúc các buổi họp tại Sicily (Italy), các đồng minh của Mỹ tỏ ra không chắc chắn về cam kết của ông Trump đối với nguyên tắc bảo vệ các nước thành viên của NATO, không rõ lập trường của ông đối với Nga, và đặc biệt lo ngại về sự không tin tưởng của ông Trump đối với các thỏa thuận tự do thương mại.

Tại buổi gặp mặt các thành viên NATO, ông Trump đã bỏ qua tuyên bố rõ rằng rằng ông sẽ thực hiện cam kết bảo vệ các nước đồng minh của NATO, được biết đến là Điều 5. Trong khi đó, các quan chức Nhà Trắng cho biết bài diễn văn nên được phát biểu như tái khẳng định sự ủng hộ của ông. Các nước đồng minh vẫn chưa chắn chắn liệu Mỹ sẽ đến trợ giúp nều họ bị tấn công hay không.

Ngoài ra, việc trì hoãn quyết định ở lại hay rút ra khỏi Hiệp ước Paris 2015 về biến đổi khí hậu của ông Trump cũng khiến các thành viên lo ngại. Đăng tải trên tài khoản Twitter của mình, ông Trump nói sẽ đưa ra quyết định trong tuần này.

“Chúng ta thực sự đang trong tình trạng không tốt. Theo một hướng nào đó, nó tệ hơn tôi nghĩ”, ông Francois Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nhận định khi nói về những vấn đề liên quan đến tính cách và phong cách quản trị của ông Trump.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, người được cho là đã có mối quan hệ tốt với cựu Tổng thống George W. Bush khi các quốc gia khác của châu Âu không thể, đã rất thất vọng sau ba ngày làm việc với tân tổng thống Mỹ. Ngày đầu tiên là buổi họp giữa thành viên các nước NATO, và sau đó là hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicily.

“Quãng thời gian chúng ta có thể hoàn toàn phụ thuộc vào nhau có lẽ đã kết thúc, tôi đã trải nghiệm điều này trong những ngày qua. Và chúng ta phải nắm lấy số phận bằng đôi tay mình”, bà Merkel phát biểu tại một sự kiện tổ chức ở Munich hôm Chủ nhật (28/5).

Ông Ian Bremmer, chủ tịch của tập đoàn Eurasia, nói rằng ông đang chứng kiến “buổi họp chính thức đầu tiên của G-zero”, sau khi theo dõi toàn bộ diễn biến của cuộc họp NATO, và G7. Theo đó, ông dự đoán rằng những tổ chức được Mỹ và các đồng minh khác thành lập từ Chiến tranh Thế giới II, như G7, G20, WTO và Liên minh châu Âu, sẽ trở nên vô tác dụng và không còn liên quan tới nhau.

Tuy nhiên, đối với một số đồng minh khác, như Israel, cuộc bầu cử của ông Trump chứng minh họ là người chiến thắng, thông qua sự ủng hộ rõ ràng của Mỹ trong cuộc chiến với Iran. Arab Saudi cũng ký thỏa thuận mua vũ khí trị giá 100 tỷ USD với Mỹ, và được thông qua tình trạng nhân quyền tồi tệ. Giống như ông Trump, các quốc gia này tin rằng mối quan hệ của họ với Mỹ đang cải thiện, sau những căng thẳng diễn ra dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Lyly Cao