Sắp IPO Tổng công ty sở hữu Honda, Ford, Toyota Việt Nam
Sáng nay CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) tổ chức roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư VEAM tại Sở GDCK Hà Nội.
VEAM sẽ đưa ra đấu giá 167.074.900 cổ phần tương đương 12,57% vốn điều lệ với giá khởi điểm 14.290 đồng/cp. Sau khi cổ phần hóa, Nhà nước sẽ nắm giữ 51% vốn điều lệ của VEAM, bán ưu đãi bán cho người lao động 5.669.100 cổ phần, chiếm 0,43%; Các nhà đầu tư qua đấu giá 167.074.900 cổ phần, chiếm 12,57%; Nhà đầu tư chiến lược 478.368.000 cổ phần, chiếm 36,00% vốn điều lệ.
VEAM thành lập năm 1990, trực thuộc Bộ Công thương với mục tiêu là công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sau 25 năm phát triển, VEAM có 4 mảng chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp, chế tạo lắp ráp xe ô tô, sản xuất các sản phẩm hỗ trợ và kinh doanh thương mại.
VEAM giữ vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt Nam về máy động lực và máy nông nghiệp sản xuất với thị phần đạt 25%; tham gia đầy đủ các phân khúc trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp như máy cày, máy bừa, mày gặt, máy sấy….
Bên cạnh đó, VEAM còn thu hút sự chú ý với vị thế nhà cung cấp phụ tùng, thiết bị phụ trợ cho các nhà sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất, lắp ráp xe tải và xe chuyên dụng thông qua các công ty con. VEAM có hệ thống bao gồm 21 công ty con và công ty liên doanh liên kết hoạt động tập trung trong các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, cơ khí hỗ trợ nhau hiệu quả; trong đó có những liên doanh lớn như Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam...
VEAM có 2 công ty liên doanh chính với sở hữu 30% Honda Vietnam và 20% Toyota Việt Nam. Ngoài ra, công ty con của VEAM là Diesel Sông Công (Disoco) cũng đang sở hữu 25% Ford Việt Nam.
Trong năm vừa qua nhu cầu xe ô tô tại Việt Nam tăng nhanh nhờ hạ tâng giao thông cải thiện và thu nhập người dân tăng nhanh, từ giai đoạn 2012-2015 tăng trưởng 45%/năm và năm 2015 tổng lượng xe ô tô tiêu thụ 250.000 chiếc.
Trên thị trưởng xe máy liên doanh Honda Việt Nam của VEAM chiếm 70% thị phần. Với thị trường ô tô 3 liên doanh Toyota, Honda, Ford chiếm 35% thị phần xe hơi tại Việt Nam. Công ty Thaco chiếm 43% tuy nhiên Thaco sản xuất cả xe tải. Như vậy VEAM đang giữ gián tiếp 20% thị phần xe máy tại Việt Nam và 8% thị phần ô tô tại Việt Nam.
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ Toyota và Honda Việt Nam
Với mảng sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, các công ty của VEAM tham gia sản xuất đĩa xích vỏ xilanh, pittong và các trục khửu.
Về hoạt động kinh doanh của VEAM, tổng doanh thu công ty mẹ năm 2015 đạt hơn 5.330 tỷ tăng gấp đôi so với mức 2.500 tỷ của năm 2014 trong đó đóng góp lớn từ doanh thu hoạt động tài chính (chủ yếu từ cổ tức từ các công ty liên doanh). Hiện VEAM chưa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2015. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 của công ty mẹ VEAM đạt 3.335 tỷ đồng, tăng vọt so với con số 842 tỷ của năm 2014.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty mẹ VEAM
Thách thức của VEAM đó là trong thời gian tới khi quá trình hội nhập VEAM sẽ bị cạnh tranh bởi các nước nếu thuế nhập khẩu máy móc vào Việt Nam giảm xuống, như quy định từ 1/1/2018 nhập khẩu ô tô con từ các nước Asean giảm về 0%.
Hiện nhà đầu tư đang đặt câu hỏi với lãnh đạo VEAM
Q&A
Xin ông cho biết lộ trình niêm yết của VEAM?
Tổng côn gty sẽ đăng ký công ty đại chúng và đăng ký lưu ký trên UPCOM trong vòng 90 ngày kể từ ngày hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và trong vòng 1 năm sẽ niêm yết tại Sở GDCK, còn niêm yết tại Sở nào chúng tôi trên cơ sở căn cứ vào điều kiện cụ thể sẽ lựa chọn sàn nào có tính lan tỏa nhiều nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện đúng lộ trình của Nghị định 51 của Chính phủ.
Về hoạt động của các công ty Toyota, Honda Việt Nam trong thời gian tới có bị ảnh hưởng từ các hiệp định thương mại tự do hay không?
Trong 2 năm qua nhu cầu thị trường oto Chính phủ đã có nghị quyết đến năm 2018 theo đó thuế nhập khẩu từ các nước Asean bằng 0 do đó lượng sản xuất oto của Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam dự báo sẽ giảm, về thị trường xe máy đến năm 2020 theo nhận định vẫn duy trì ổn định về mặt sản lượng, khoảng 2 triệu xe máy trong đó Honda chiếm 70% thị phần tuy nhiên sau năm 2020 dự báo sẽ bão hòa và tại các thành phố lớn sẽ giảm sử dụng xe máy. Chính sách nhập khẩu xe ô tô từ 1/1/2018 chắc chắn có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Toyota và Honda. Năm 2017 các nhà sản xuất cũng phải thận trọng về mặt sản lượng bởi nhiều nhà đầu tư, người tiêu dùng vẫn đang chờ năm 2018 giá xe oto có thể giảm.
Về tình hình cổ tức nhận được từ các công ty liên doanh?
Từ năm 2014 trở đi các liên doanh chưa có nhu cầu mở rộng nên chủ yếu lợi nhuận để chia cổ tức, dòng tiền từ các công ty sản xuất xe máy sẽ ổn định còn với các công ty o tô có thể giảm. Dự báo trong các năm tới năm 2016 lợi nhuận dự kiến của VEAM khoảng 3.500 tỷ, năm 2017 khoảng 3.100 tỷ và các năm tiếp theo chúng tôi dự báo giảm hơn trong năm 2016 và 2017 do chính sách và nhu cầu thị trường.
Về việc giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VEAM?
Trong thời gian tới VEAM sẽ cho các công ty con chuyển thành công ty cổ phần và VEAM giữ cổ phần chi phối, với các công ty sở hữu trên 51% sẽ thoái vốn đến 36% và với các công ty liên kết tùy thuộc vào kết quả kinh doanh sẽ giữ hoặc thoái vốn, Đén năm 2020 VEAM cơ bản sẽ hoàn thành chương trình tài cơ cấu và thoái vốn tại công ty con. Với công ty mẹ, Thủ tướng đã giao bộ Công thương chỉ đạo VEAM xây dựng lộ trình thoái vốn của Bộ Công thương tại VEAM đến năm 2018 khi đó Nhà nước sẽ không giữ cổ phần chi phối còn tỷ lệ sở hữu bao nhiêu tủy thuộc vào điều kiện cụ thể.
Ngày 22/8 là hạn cuối cùng để nộp hồ sơ nhà đầu tư chiến lược và giá bán cho nhà đầu tư chiến lược sẽ không thấp hơn giá đấu thành công bán đấu giá đại chúng. Như vậy VEAM vẫn chưa chốt nhà đầu tư chiến lược, dự kiến sẽ không quá 3 nhà đầu tư chiến lược.
Theo Phương Mai
Người đồng hành