|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sắp có phán quyết về người thừa kế Samsung Lee vụ hối lộ

13:11 | 25/08/2017
Chia sẻ
Phiên tòa Hàn Quốc sẽ ra phán quyết vào hôm nay (25/8) về cáo buộc tham nhũng đối với Jay Y. Lee, nhà tỷ phú đứng đầu Tập đoàn Samsung, sau một phiên tòa kéo dài 6 tháng về vụ scandal hối lộ, dẫn đến Tổng thống của nước này bị bãi nhiệm.

Ông Lee, người thừa kế 49 tuổi của một trong những đế chế doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc, đã bị bắt giữ từ tháng 2 trước cáo buộc hối lộ Tổng thống nguyên thời Park Geun-hye để giúp đảm bảo kiểm soát đối với Samsung - nhà sản xuất điện thoại thông minh và chip hàng đầu thế giới, cùng nhiều ngành hàng khác như thuốc và thiết bị gia dụng, bảo hiểm, khách sạn.

Các công tố viên đã yêu cầu án tù 12 năm cho ông Lee, người phải đối mặt với cáo buộc về việc biển thủ và khai man. Đây có thể là án tù dài nhất cho một lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc.

Ông Lee đã điều hành đế chế Samsung hoạt động kinh doanh từ khi cha ông, Lee Kun-hee bị mất năng lực bởi cơn đau tim năm 2014.

Một vài nhà đầu tư lo ngại việc kết án và án tù dài hạn sẽ để lại một khoảng trống quyền lực và không ai có thể ra quyết định tại Samsung, Tập đoàn có hơn 60 công ty con và tài sản 322,13 tỷ USD. Các công ty niêm yết của Samsung chiếm khoảng 30% giá trị thị trường của chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc.

Dù hôm nay có ra sao, các nhà luật sư cũng sẽ yêu cầu một kháng cáo lên Tòa án Tối cao, theo đó phán quyết cuối cùng có thể công bố vào năm sau.

Các công tố viên cho biết, Samsung đã hộ trợ cho 2 quỹ đầu tư do nguyên Tổng thống Park nhằm đảm bảo sự ủng hộ của chính quyền đối với việc sáp nhập hai công ty thành viên của Samsung, từ đó siết chặt quyền kiểm soát Lee đối với Tập đoàn. Lee đã chối bỏ hành vi sai trái, và các luật sư nói rằng việc sáp nhập hoàn thành năm 2015 nhằm đạt được những thành quả kinh doanh.

sap co phan quyet ve nguoi thua ke samsung lee vu hoi lo
Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Jay Y. Lee bị bắt vào tháng 2/2017.

Quá lớn để đi tù

Samsung được thành lập năm 1931 bởi ông nội của Lee. Trước đây là một tên hàng gia dụng ở Hàn Quốc và là biểu tượng của sự trỗi dậy nền kinh tế nghèo đói của Hàn Quốc sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Nhưng qua nhiều năm, Samsung tạo ra sự gắn kết thân mật giữa các chính trị gia và tập đoàn gia đình trị quyền lực vốn đã liên quan đến một chuỗi vụ tham nhũng tai tiếng.

Hàn Quốc đã từng hoan nghênh các tập đoàn gia đình trị quyền lực vì đã làm bệ phóng cho đất nước có được sức mạnh kinh tế trên toàn cầu, giờ đây quay lại chỉ trích họ vì đã kiềm hãm nền kinh tế và chèn ép các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Các nhà đầu tư nói rằng cổ phần của các công ty tập đoàn gia đình trị quyền lực sẽ được giao dịch với giá thấp hơn bởi sự quản lý mập mờ .

"Các nhà lãnh đạo của tập đoàn gia đình trị quyền lực từng từng bị kết án cùng một kiểu, thậm chí còn có một câu nói được gọi là “luật 3-5”, tức 3 năm tù, 5 năm quản chế", ông Park Sangin, giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Seoul. “Nếu Lee nhận một án phạt nặng, điều này có thể xem như sự lung lay của xu hướng ‘quá lớn để đi tù’ trong quá khứ”.

Cha của Lee bị kết tội trốn thuế năm 2009, bị phạt 3 năm án treo. Nhờ các thẩm phán dẫn ra sự đóng góp của ông vào sự phát triển kinh tế quốc gia và lòng yêu nước của ông thông qua việc làm doanh nghiệp tạo ra, ông đã được miễn xá 4 tháng sau quyết định cuối cùng của tòa.

Tổng thống mới của Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết kiềm chế các tập đoàn gia đình trị quyền lực, trao quyền cho các cổ đông thiểu số và chấm dứt việc ân xá cho các tài phiệt công ty bị kết án tội phạm “cổ cồn trắng”. Phiên tòa của Lee thu hút sự chú ý cả đất nước Hàn Quốc, phiên tòa hôm nay có sự tham gia cảu các luật sư, ban điều hành Samsung và khoảng 30 người dân.

Quyết định này dự báo sẽ ảnh hưởng đến bản án trong vụ án tham nhũng của Tổng thống Park, dự kiến vào cuối năm nay, vì các công tố viên cáo buộc cả hai cùng tham gia hối lộ.

Ngoài ra, các công tố viên còn tố cáo các nhà điều hành của Samsung liên quan như Choi Gee-sung, người đứng đầu bộ phận chiến lược.

Một số luật sư cho rằng Lee vô tội đối với những tội lớn, đồng thời cho rằng nhiều bằng chứng tại phiên tòa chỉ dựa trên suy diễn.

Thành Nguyên/Reuters

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.