|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản lượng khai thác cá ngừ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Philippines

16:02 | 18/04/2019
Chia sẻ
Sau khi hồi phục trong năm 2017, XK cá ngừ của Philippines đã có xu hướng giảm. Nhìn chung, XK cá ngừ của nước này sang các thị trường chính đều ...

Năm 2018, tổng sản lượng cá ngừ cập cảng tại thủ phủ cá ngừ của Philippines ở TP.General Santos tăng 17%. Trong đó, hơn 85% lượng cập cảng là cá ngừ vây vàng và các loài thuộc họ cá ngừ. Sự gia tăng này chủ yếu là từ nguồn cá ngừ đông lạnh từ các tàu nước ngoài cập cảng. Nguyên nhân của xu hướng tăng trưởng của lượng cá ngừ cập cảng tại đây là do các biện pháp bảo tồn tại các vùng biển được đưa ra khiến sản lượng khai thác của đội tàu địa phương giảm.

Hiện cá ngừ được khai thác bởi các đội tàu của Philippines chủ yếu vận chuyển tới thị trường EU, nơi mà quy tắc xuất xứ đang được áp dụng vì cá ngừ đóng hộp của Philippines NK vào EU chỉ được hưởng mức thuế suất 0% nếu có nguồn gốc hải sản được khai thác bởi các đội tàu mang cờ của Philippines. Và chính vì thế mà sản lượng khai thác của đội tàu Philippines giảm đang làm ảnh hưởng tới XK cá ngừ của nước này sang EU.

Bên cạnh đó, năm nay lượng cập cảng các loài thuộc họ cá ngừ tăng điều này đã làm tăng nguồn cung các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của nước này. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường có giá thấp, chính vì vậy mà năm 2018, tại một số thị trường mặc dù có khối lượng XK tăng nhưng giá trị XK giảm.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), XK cá ngừ của Philippines sang EU năm 2018 giảm 7% về khối lượng, nhưng tăng 49% về giá trị. Đức, Anh và Tây Ban Nha là 3 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Philippines trong năm 2018. Trong đó, Đức và Anh là 2 thị trường đơn lẻ NK nhiều nhất cá ngừ đóng hộp của Philippines.

Năm 2018, trong khi XK cá ngừ của Philippines sang Anh tăng trưởng tốt về cả giá trị và khối lượng, XK sang Đức lại có sự tăng mạnh về khối lượng, nhưng giảm về giá trị. Nguyên nhân của sự suy giảm giá trị XK cá ngừ sang thị trường Đức là do Philippines gia tăng XK các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp giá rẻ sang thị trường này trong năm 2018.

Tương tự như EU, XK cá ngừ của Philippines sang Mỹ năm 2018 cũng không khả quan. Theo số liệu thống kê của ITC, XK cá ngừ sang Mỹ của Philippines năm 2018 giảm cả về giá trị và khối lượng so với năm 2017. Điều này đã khiến nước này bị tụt hạng trên bảng xếp hạng các thị trường XK cá ngừ chính của Philippines.

Trong khi đó, XK cá ngừ của Philippines sang Nhật Bản lại rất khả quan. XK cá ngừ của Phippines sang thị trường này năm 2018 đang có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị.

Và để bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang các thị trường truyền thống, Philippines đang gia tăng XK cá ngừ sang các thị trường khác như Indonesia, đảo Síp hay Canada… Trong số các thị trường này, đáng chú ý nhất là Indonesia. XK cá ngừ của Philippines sang Indonesia trong năm 2018 đang có sự tăng trưởng ấn tượng ở mức 3 con số. Hiện Indonesia đang NK chủ yếu cá ngừ vây vàng đông lạnh của Philippines.

THỊ TRƯỜNG XK CÁ NGỪ CỦA PHILIPPINES

Thị trường

Giá trị (Nghìn USD)

Khối lượng (tấn)

2017

2018

Tăng giảm (%)

2017

2018

Tăng giảm (%)

EU (28)

327.889

304.975

-7,0

95.751

142.238

48,5

Anh

67.356

78.214

16,1

19.675

21.701

10,3

Đức

98.904

68.493

-30,7

29.644

77.212

160,5

Tây Ban Nha

60.686

53.818

-11,3

17.373

14.907

-14,2

Nhật Bản

66.405

75.514

13,7

14.886

15.665

5,2

Mỹ

70.722

51.786

-26,8

18.017

12.582

-30,2

Israel

6.145

6.154

0,1

2.133

1.860

-12,8

Sip

4.169

5.086

22,0

1.251

1.378

10,2

Indonesia

701

4.802

585,0

293

2.079

609,6

Canada

3.544

4.454

25,7

1.096

1.449

32,2

UAE

4.375

3.262

-25,4

1.434

1.257

-12,3

Các thị trường khác

30.974

22.056

-28,8

13.351

8.941

-33,0

Tổng cộng

514.924

478.089

-7,2

148.212

187.449

26,5

(Nguồn: ITC)

Nguyễn Hà

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.