|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sàn giao dịch KH&CN phải không được nhận kinh phí từ Nhà nước

08:13 | 20/01/2018
Chia sẻ
Đây là một trong những kinh nghiệm được chuyên gia của Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Trung Quốc chia sẻ tại hội thảo khoa học phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) vừa tổ chức tại Hà Nội.
san giao dich khcn phai khong duoc nhan kinh phi tu nha nuoc TP HCM chuẩn bị thu hồi đất để xây Công viên Khoa học và Công nghệ 200ha
san giao dich khcn phai khong duoc nhan kinh phi tu nha nuoc Vốn ngân sách cho giao thông gấp 377 lần chi cho khoa học và công nghệ

Ông Cố Vân Tường – chuyên gia cao cấp của sàn giao dịch công nghệ Trung Quốc cho biết, được thành lập từ năm 2013, đến nay, sàn giao dịch này đã thực hiện nhiều thương vụ chuyển giao lớn và thúc đẩy hoạt động KH&CN tại Trung Quốc.

san giao dich khcn phai khong duoc nhan kinh phi tu nha nuoc
Toàn cảnh hội thảo khoa học về phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Ảnh: NV

Theo ông Tường, một trong những cái khó nhất khi vận hành các sàn giao dịch công nghệ là định giá các phát minh, sáng chế. Thực tế, giá của các phát minh sáng chế có thể từ vài triệu đến vài trăm triệu nhân dân tế.

Tại Trung Quốc, trước khi luật chuyển giao công nghệ được sửa đổi, việc định giá rất lộn xộn và khó khăn. Các sản phẩm chủ yếu xuất phát từ viện nghiên cứu, trường đại học. Trong quá trình định giá có nhiều tranh cãi về vấn đề ai là người có quyền phát giá.

Nhiều ý kiến cho rằng, quyền phát giá thuộc về những giáo sư dẫn đầu nghiên cứu. Có người lại cho rằng, bên mua mới là người được quyền đưa ra giá? Phát minh, sáng chế thuộc sở hữu của các trường đại học và người lãnh đạo viện, trường là người đóng dấu quyết định sản phẩm hoàn thành. Vì vậy, những người cũng có quyền định giá.

Sau những tranh cãi, cơ quan quản lý sàn giao dịch công nghệ thấy rằng, việc định giá phát minh sáng chế cần thông qua các công ty tập đoàn chuyên đánh giá sản phẩm bản quyền. Tuy nhiên, vấn đề là công tác thẩm định này có thể kéo dài từ 2-3 năm. Nếu như vậy, một phát minh sáng chế kể từ khi ra đời đến khi được thẩm định có thể sẽ mất đi tính mới.

Những trở ngại khác cũng được ông Tường kể tới như việc phân chia lợi ích khi chuyển giao thành công, chính sách khuyến khích các nhóm, viện trường đầu tư, tích cực hơn nữa cho các phát minh sáng chế. Quy trình thẩm định phức tạp, lợi ích bị ràng buộc với ngân sách, làm ảnh hưởng đến tính tích cực của các đơn vị, chính sách cổ phần chưa thực sự tốt.

Dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, song sàn giao dịch công nghệ cũng là nơi tạo ra cơ hội chưa từng có.

Vị chuyên gia này dẫn thông tin, khoảng từ 8-10 năm trước, đổi mới và khởi nghiệp là 2 vấn đề được quan tâm nhất tại Trung Quốc. Trước thực tế và yêu cầu để phát triển, tháng 8/2015, chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi luật chuyển giao công nghệ. Ngay sau đó, một khu phố khởi nghiệp có tên Trung Quan Thôn đã được hình thành với chiều dài 10km, và có vai trò thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong cả nước.

Theo chỉ đạo của chính phủ, các bộ, ban ngành địa phương cũng đồng loạt triển khai hoạt động khoa học công nghệ và khởi nghiệp. Trong đó, Bắc Kinh là nơi phát triển mạnh nhất và hướng tới xây dựng Bắc Kinh trở thành trung tâm cao cấp về khoa học công nghệ và khởi nghiệp.

"Sàn giao dịch công nghệ Trung Quốc được thành lập vào năm 2013 hướng tới 2 mục tiêu: tích lũy về số lượng và đi sâu vào chất lượng. Việc đầu tiên sàn giao dịch thực hiện sau khi thành lập là huy động các nghiên cứu của các viện, trường đại học để tập trung khai thác. Sau đó, lãnh đạo sàn cũng chủ động đi tìm thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp để kết nối 2 bên" - ông Cố Vân Tường nói và cho biết những năm gần đây, số lượng sáng chế ở Trung Quốc đạt con số kỷ lục so với thời gian phát triển trước đây của nền KH&CN Trung Quốc.

Tuy nhiên, lãnh đạo sàn giao dịch công nghệ cũng nhận ra một vấn đề là số lượng đăng ký và chuyển giao sáng chế là 2 con số không thống nhất với nhau. Có nhiều sáng chế xin cấp phép không phải để chuyển giao mà để các giáo sư, tiến sỹ lấy thành tích. Đây là sự lãng phí lớn của ngành KH&CN.

Để hạn chế điều này, trong Luật chuyển giao KH&CN ban hành tháng 8/2015 đã ban hành nhiều quy định hạn chế. Bộ Giáo dục và Đào tạo nước này cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Ví dụ như chính sách quy định cách tính thành tích nghiên cứu khoa học của giảng viện đại học trên tỷ lệ sáng chế được chuyển giao. Các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, quyền thụ hưởng… cũng được quy định rõ ràng với mục đích tạo điều kiện và huy động sự tích cực của cá nhân trong nghiên cứu.

Luật chuyển giao KH&CN cũng quy định 6 phương thức chuyển giao cơ bản: Tự đầu tư thực hiện chuyển giao; Chuyển nhượng cho người khác chuyển giao; Cho phép người khác sử dụng bằng cách nhượng quyền; Định giá và tính cổ phần để cùng nhau chuyển giao; Hợp tác với người khác để chuyển giao; Nếu các bên chuyển giao không muốn thực hiện theo 5 phương thức trên họ sẽ cùng nhau thảo luận phương thức chuyển giao khác.

Ông Tường cho biết, sàn giao dịch Trung Quốc không nhận được sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước và tự hạch toán thu chi. Nguyên nhân là thời điểm thành lập, có 4-5 đơn vị sự nghiệp nhà nước nhận 100% vốn hỗ trợ nhưng không hoạt động hiệu quả. Vì thế, lãnh đạo Bộ KH&CN Trung Quốc yêu cầu sàn giao dịch phải làm việc với áp lực kiếm tiền để tìm ra con đường hoạt động hiệu quả nhất.

Để có kinh phí hoạt động, đối tượng khách hàng của sàn giao dịch công nghệ Trung Quốc là doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cá nhân có năng lực đến từ các viện trường, khu công nghiệp, sở KH&CN các tỉnh, các công ty có nhu cầu mua hoặc chuyển giao nghiên cứu… Bốn lĩnh vực hoạt động chính là giao dịch công nghệ, ươm tạo dự án, nghiên cứu và tư vấn; diễn đàn triển lãm kêu gọi nhà thầu.

Năm 2010, sàn giao dịch công nghệ Trung Quốc công khai giao dịch lớn nhất và đầu tiên tại Trung Quốc là bán đấu giá sáng chế. Thời kỳ đó, sàn giao dịch nhận được khoảng 73 sáng chế đang cần định giá và chuyển giao. Nhận ủy thác, nhờ hoạt động đấu giá, sàn đã chuyển giao thành công 27 sáng chế. Hoạt động đấu giá hoàn toàn miễn phí nhưng các giao dịch thành công sẽ phải nộp 10% tổng giá trị sáng chế.

Được biết Trung Quốc hiện có khoảng 29 sàn giao dịch công nghệ. Mỗi sàn hoạt động trong một lĩnh vực riêng, phù hợp với nhu cầu của thị trường từng khu vực. Ví dụ, sàn Thượng Hải hoạt động mạnh về tài chính, sàn Tây An hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi nghiên cứu từ quân dụng sang dân dụng.

Bên cạnh đó, các sàn nhỏ ở cấp huyện, thị trấn cũng được xây dựng phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp như cung cấp nước sạch, cải tạo đất, điện thông minh, thiết bị xe máy….

Để hoạt động hiệu quả, vấn đề hiểu thị trường để định hướng hoạt động cho sàn là yếu tố tiên quyết quyết định thành công của sàn giao dịch khoa học và công nghệ.

Ngọc Vũ