|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sách trắng DN Việt Nam: Doanh nghiệp nhà nước phát triển chưa đạt kỳ vọng

07:44 | 21/07/2019
Chia sẻ
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam lần đầu tiên được công bố đã cho thấy bức tranh tổng thể về doanh nghiệp Việt cũng như những yếu kém của DNNN.

Doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019. Đánh giá tại lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, giai đoạn 2016-2018 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp trong lịch sử. 

Số doanh nghiệp thành lập mới đã đạt mức kỷ lục, trung bình mỗi năm có gần 123.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường với số vốn đăng ký đạt khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 49,3% về số lượng và tăng 155,8% về số vốn so với giai đoạn 3 năm trước đó.

Sách trắng DN Việt Nam: Doanh nghiệp nhà nước phát triển chưa đạt kỳ vọng - Ảnh 1.

Vietnam Airlines là một trong rất ít doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có lãi.

Tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2017. Năm 2018, bình quân cả nước có 14,7 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân số trong độ tuổi lao động.

Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương...

Có 55/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động thấp hơn bình quân cả nước như Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn…

Ngoài ra, Sách trắng cũng ghi nhận một số chỉ tiêu khác cho thấy tình hình phát triển đáng khích lệ của khu vực doanh nghiệp, như tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tăng 3,6% so với cùng thời điểm năm 2016; tổng nguồn vốn sử dụng tăng 17,5%; doanh thu tăng 18,5%; lợi nhuận tăng 23,1%...

Trong bảng xếp hạng mức độ phát triển doanh nghiệp của các địa phương thì đứng đầu là TP HCM với 228.267 doanh nghiệp, Hà Nội 143.119 doanh nghiệp, tiếp đến là Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hoá và Bắc Ninh. 

Trung bình mỗi năm có gần 123.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường với số vốn đăng ký đạt khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 49,3% về số lượng và tăng 155,8% về số vốn so với giai đoạn 3 năm trước đó.

Tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm 2017. Năm 2018, bình quân 1.000 dân số trong độ tuổi lao động có 14,7 doanh nghiệp đang hoạt động.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,8 tỷ đồng, tăng 27,7%. 

Nếu tính cả 1.310,3 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2019 là 2.170,5 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn có 21.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng năm nay lên gần 88,6 nghìn doanh nghiệp.

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm nay là 649 nghìn người, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả

Theo Sách trắng, tính đến thời điểm 31/12/2017, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút 17,5 triệu tỷ đồng vốn, chiếm 53% vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Tổng doanh thu thuần đạt 11,7 triệu tỷ đồng, chiếm 56,8% doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước chủ yếu gồm các doanh nghiệp có quy mô lớn nên vốn thu hút vào sản xuất - kinh doanh đạt 9,5 triệu tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Tổng doanh thu thuần đạt 3,1 triệu tỷ đồng, chiếm 15,1%.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thu hút đáng kể vốn cho sản xuất - kinh doanh với 6 triệu tỷ đồng, chiếm 18,1%. Tổng doanh thu thuần đạt 5,8 triệu tỷ đồng, chiếm 28,1%. 

Sách trắng cũng ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 876,7 nghìn tỉ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 22,9%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 33,3%, khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 43,8%. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp còn thể hiện khá rõ ở chỉ số nợ. 

Năm 2017, khu vực doanh nghiệp nhà nước có chỉ số nợ là 4,1 lần; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 2,3 lần và khu vực doanh nghiệp FDI là 1,6 lần.

Báo cáo sơ bộ về kết quả sản xuất kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2018 của Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng chỉ ra, tổng doanh thu các doanh nghiệp Nhà nước là 1,304 triệu tỷ đồng thì con số mắc nợ lên tới 1,3 triệu tỷ đồng.

Điều này thể hiện rõ qua 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ, kém hiệu quả như nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình…

Những con số trên cho thấy một thực tế, khu vực doanh nghiệp FDI đang hoạt động hiệu quả nhất, tiếp đó là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Khu vực doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả so với 2 khu vực còn lại. Doanh nghiệp nhà nước cần tới 9,5 triệu tỷ đồng để làm ra 3,1 triệu tỷ đồng doanh thu.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của doanh nghiệp nhà nước là do tồn tại quá lâu trong cơ chế bao cấp, ưu tiên, nên vẫn còn tư duy theo hướng xin-cho. 

Môi trường đầu tư, kinh doanh vẫn chưa thật sự bình đẳng, doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu tiên, ưu đãi hơn các thành phần kinh tế khác về đất đai, vốn… tạo ra những lợi thế cạnh tranh không bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. 

Điều này khiến doanh nghiệp nhà nước vẫn còn ỷ lại mà không cần phải tái cơ cấu để tồn tại, cạnh tranh và phát triển.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước mặc dù đã cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, song vẫn ỷ lại cơ chế Nhà nước mỗi khi gặp khó khăn như việc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) gần đây đã đưa ra đề xuất áp thuế suất cao hơn với phân bón nhập khẩu để tạo điều kiện cho Vinachem duy trì sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu và xử lý doanh nghiệp yếu kém.

Đây chính là lý do vì sao doanh nghiệp nhà nước nắm một khối lượng vốn và tài sản khổng lồ của nhà nước nhưng chưa mang lại hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.


Ánh Phương

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.