|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Reuters đưa tin về hàng hoá Trung Quốc 'đội lốt' Made in Vietnam

21:20 | 10/06/2019
Chia sẻ
Ngay sau khi báo Chính phủ thông tin về hàng hoá Trung Quốc bị dán nhãn lại thành Made in Vietnam để tránh thuế, hãng thông tấn lớn tại Mỹ đã thực hiện đăng tải thông tin này.

Reuters đưa tin về hàng hoá Trung Quốc đội lốt Made in Vietnam - Ảnh 1.

Nguồn: Reuters.

Hôm nay, hãng thông tấn Reuters của Mỹ đã đăng tải thông tin về hiện tượng hàng hoá sản xuất tại Trung Quốc được gắn lại mác "Made in Vietnam" để tránh mức thuế cao của Mỹ.

Reuters dẫn lại thông tin đăng tải trên trang web của Chính phủ, Hải quan đã tìm thấy nhiều trường hợp như vậy trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung đang ngày càng căng thẳng.

Thông tin cho biết việc giả mạo nguồn gốc và trung chuyển hàng hóa bất hợp pháp xảy ra thường xuyên nhất trong các lĩnh vực dệt may, hải sản, nông sản, gạch, mật ong, thép và sắt, nhôm và gỗ.

Cụ thể, một số nhà nhập khẩu đã đóng gói lại trái phép hàng hóa từ Trung Quốc trong và gắn mác "Made in Vietnam" và sau đó xin giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Một nhà sản xuất sản phẩm gỗ có trụ sở tại Việt Nam đã bị phát hiện nhập khẩu gỗ Trung Quốc sau đó được dán nhãn lại và xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Cục Hải quan đang tiến hành xác minh và áp dụng hình phạt đối với các doanh nghiệp thực hiện các vi phạm đó.

Trước đó, Việt Nam đã nổi lên như một trong những người hưởng lợi lớn nhất trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi một số doanh nghiệp đang chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan. 

Tuy nhiên, Việt Nam lại là quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu và thiết bị cho sản xuất từ Trung Quốc và Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Trúc Minh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.