Rao bán công ty mía đường với giá 343.500 đồng một cổ phần
SCIC rao bán công ty mía đường với giá 343.500 đồng một cổ phần (Ảnh minh hoạ) |
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo bán toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Mía đường Thanh Hoá, nhằm cơ cấu lại danh mục nắm giữ vốn Nhà nước theo chủ trương thoái vốn.
SCIC đang nắm 56.868 cổ phần tại Mía đường Thanh Hóa, tương đương 28,43% vốn điều lệ. Công ty sẽ bán đấu giá công khai toàn bộ số cổ phần nắm giữ, với giá khởi điểm lên đến 343.500 đồng/cổ phần. Nếu giao dịch thành công, SCIC sẽ thu về ít nhất 19,5 tỷ đồng.
Cuối năm 2016, SCIC từng chào bán toàn bộ cổ phần tại Mía đường Thanh Hóa với giá lên tới 632.000 đồng/cổ phần. Lần chào bán này không có nhà đầu tư nào đăng ký mua vì giá quá cao. Nhà đầu tư còn bị yêu cầu phải đăng ký mua toàn bộ cổ phần chào bán.
Công ty Mía đường Thanh Hoá thành lập từ năm 1993, hoạt động chính là sản xuất và cung ứng các loại mía giống và dịch vụ vận tải hàng hóa. Công ty cũng vừa thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng cuối tháng 5.
Đáng chú ý, nguồn thu chính của công ty này không đến từ mía đường, mà từ dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên địa bàn miền Trung.
Nửa đầu năm, Mía đường Thanh Hóa ghi nhận 18 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 780 triệu đồng. Công ty có 45 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn vào công ty liên kết, tương đương 64% tổng tài sản.
Mía đường Thanh Hóa cũng có khách hàng chiến lược duy nhất là Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan.
Ngoài SCIC, Mía đường Thanh Hóa còn 4 cổ đông lớn khác, trong đó có Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa và 3 cá nhân. Riêng 5 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 65,86% vốn điều lệ.
Đây không phải lần đầu SCIC chào bán cổ phần tại các công ty không mấy tên tuổi nhưng giá rất cao.
Đầu tháng 8, SCIC đã chào bán 110.770 cổ phần của Công ty cổ phần Cảng Vĩnh Long, tương ứng tỷ lệ 53,06% vốn thông qua phương thức đầu giá. Giá khởi điểm được rao bán là 113.600 đồng/cổ phần, và chỉ bán thỏa thuận cổ phần tại doanh nghiệp trong trường hợp có một nhà đầu tư đăng ký.
Số tiền thấp nhất mà SCIC thu về khoảng 12,6 tỷ đồng.
Cảng Vĩnh Long hoạt động trong lĩnh vực cầu cảng và vật liệu xây dựng, có vốn điều lệ gần 20,9 tỷ đồng. Bên cạnh cổ đông lớn nhất là SCIC (nắm giữ 53,06% vốn), cổ đông lớn thứ hai là Công ty cổ phần Bê tông 620, sở hữu 14,37% vốn. Năm cá nhân và tổ chức khác cũng là cổ đông lớn, sở hữu trên 5% cổ phần tại đây.
Yêu cầu Hà Nội chuyển quyền đại diện phần vốn nhà nước tại các DN sau cổ phần hóa về SCIC Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chuyển giao quyền đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau ... |
6 tháng SCIC lãi 2.400 tỷ đồng, giảm 40% cùng kỳ, có gần 25.000 tỷ đồng gửi ngân hàng Kết quả lợi nhuận chỉ mới thực hiện được 33% kế hoạch lãi cả năm. Theo đó, để hoàn thành kế hoạch, SCIC sẽ phụ ... |
SCIC sẽ thoái hết vốn VNSteel, TCT Licogi, Vinatex giai đoạn 2017 - 2020 Trong giai đoạn 2017 - 2020, SCIC sẽ tiến hành thoái vốn tại một loạt các doanh nghiệp lớn. Trong đó SCIC sẽ thoái hết ... |