Quỹ đất hạn hẹp, TP. Thái Bình mang đất lúa 'đổi' lấy 2 dự án BT
Yên Bái chỉ định thầu dự án BT giao thông hơn 412 tỷ đồng | |
'Chốt' phương án xử lý sai phạm dự án BT, BOT Hà Nội |
Quỹ đất hạn hẹp, lấy đất lúa thanh toán hợp đồng BT
Kiểm toán Nhà nước vừa gửi UBND TP. Thái Bình và các cơ quan, đơn vị có liên quan về kết quả việc kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý sử dụng vốn đầu tư dự án theo hợp đồng BT tại thành phố này.
Thành phố Thái Bình. |
Trong báo cáo này, cơ quan kiểm toán đã chỉ rõ nhiều tồn tại, bất cập tại việc thực hiện 2 dự án được thực hiện theo hợp đồng BT, đó là dự án đầu tư xây dựng đường Kỳ Đồng kéo dài, TP. Thái Bình, đoạn từ đường Trần Thủ Độ đến Quốc lộ 10 (dự án đường Kỳ Đồng kéo dài) và dự án đầu tư xây dựng công trình khu nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu nhà 5 tầng, tổ 39.40, phường Quang Trung, TP. Thái Bình.
Ở cả hai dự án này, tổng mức đầu tư đều được điều chỉnh sau một thời gian thực hiện. Cụ thể, ở dự án đường Kỳ Đồng kéo dài, tổng mức đầu tư ban đầu là hơn 265 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh tăng lên hơn 300 tỷ đồng. Lý do điều chỉnh được đưa ra đó là xác định lại giá nhân công, vật tư, bồi thường GPMB.
Sau khi hoàn thành dự án này, nhà đầu tư - Công ty CP đầu tư Xuất nhập khẩu Thăng Long - - sẽ được nhận 2 dự án (dự án phát triển khu nhà ở hai bên đường Kỳ Đồng kéo dài với diện tích 315.473m2 và dự án khu dân cư mới xã Vũ Phúc với diện tích 310.000 m2).
Còn đối với dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp do Công ty Cổ phần Damsan là chủ đầu tư, tổng mức đầu tư ban đầu là 126 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh tăng lên là 157 tỷ đồng. Lý do điều chỉnh là điều chỉnh thiết kết, tăng chiều cao hạng mục công trình từ 12 tầng lên 15 tầng.
Kiểm toán Nhà nước cho biết, để thực hiện 2 dự án BT nêu trên, nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư bằng việc đối trừ tiền sử dụng đất. Trong khi đó, quỹ đất tại TP. Thái Bình khá hạn chế, giá đất thấp, thanh khoản chậm. Thành phố đã phải dùng nhiều diện tích đất trồng lúa để thanh toán cho hợp đồng BT.
Tổng diện tích đất lúa đã thu hồi thuộc các dự án đối ứng đường Kỳ Đồng kéo dài và dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là 508.381m2, chiếm 84% diện tích đất.
Mặc dù khẳng định tỉnh Thái Bình đã triển khai thực hiện theo quy trình về lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, dự án phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500, song theo cơ quan kiểm toán, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, đối với dự án đường Kỳ Đồng kéo dài, quyết định số 2612QĐ - UBND ngày 5/1/2017 của UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt bổ sung nối thêm tuyến 563,79m với giá trị gần 24 tỷ đồng. Đoạn nối tuyến này không thuộc quy hoạch đã được phê duyệt ban đầu.
Đối với dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp: UBND tỉnh Thái Bình quyết định đầu tư dự án khi chưa được HĐND tỉnh thông qua. Giá trị của hợp đồng BT bao gồm cả chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá và khối lượng 7,2 tỷ đồng là không đúng quy định. Tổng dự toán vượt nhưng các cơ quan chức năng chưa tổ chức thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định.
Chỉ định thầu, thiếu cạnh tranh
Kiểm toán Nhà nước cho biết, hai dự án được đầu tư đã có trong danh mục dự án đầu tư và đã được công bố danh mục nhà đầu tư đảm bảo công khai minh bạch. Tuy nhiên cả hai dự án này đều thực hện theo hình thức chỉ định thầu nhà đầu tư dẫn đến các yếu tố như lợi nhuận định mức, lãi suất vốn vay, tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu, chi phí xây lắp công trình… chỉ được xác định qua nước thương thảo hợp đồng làm mất đi tính cạnh tranh trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Đáng lưu ý, theo cơ quan kiểm toán, công thức áp dụng để thanh toán và quyết toán hợp đồng BT còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ, dễ gây hiểu lầm. Hợp đồng BT chưa quy định rõ giá đất đã bao gồm hay không bao gồm chi phí bồi thường, GPMB, đã bao gồm hay không bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, tại dự án nhà xã hội, công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán còn tồn tại một số sai sót về đơn giá làm tăng giá trị dự toán tại một số gói thầu. Phần phát sinh hợp đồng số 02/2017 của gói thầu thi công phần Hạ tầng kỹ thuật chưa có văn bản thẩm định dự toán của Sở Xây dựng Thái Bình.
Đối với nhà ở xã hội, đến thời điểm kiểm toán chưa có biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng chậm so với kế hoạch 6 tháng. Đối với dự án đường Kỳ Đồng kéo đài: Nhiều đoạn tuyến chưa triển khai thi công do chưa bàn giao được mặt bằng, công tác GPMB gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc bàn giao mặt bằng thi công chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện khối lượng còn lại của dự án.
Kết luận, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị UBND TP. Thái Bình cần ký lại phụ lục hợp đồng BT theo quy định. Ghi đầy đủ thông tin, điều kiện thanh toán rõ ràng, chặt chẽ trong hợp đồng BT.
Trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp, Kiểm toàn Nhà nước kiến nghị UBND tỉnh Thái cân nhắc việc lựa chọn hình thức đầu tư cho phù hợp đối với đoạn nối tuyến từ đường Trần Thủ Độ đến đường Trần Thái Tông thuộc dự án BT đường Kỳ Đồng kéo dài.
Đồng thời kiến nghị chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc điều chỉnh quy mô công trình từ 12 tầng lên 15 tầng thuộc dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp chưa đúng trình tự theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Ngoài ra cần rút kinh nghiệm đối với việc ban hành cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng không đúng quy định của Nhà nước tại dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp gây lãng phí ngân sách.
Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị HĐND tỉnh Thái Bình giám sát hoạt động đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT tại hai dự án được kiểm toán nêu trên và 17 dự án đang và sẽ tiếp tục triển khai theo hình thức hợp đồng BT đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Trước đó, trong các năm từ 2013 - 2017, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán tại nhiều dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT). Qua đó nhiều vi phạm đã được vạch rõ cho thấy những tồn tại rất lớn khi sử dụng hình thức này.
Tổng Kiểm toán Nhà nước từng cho biết, khác với dự án BOT, BT ít bị phản ứng vì người dân không phải bỏ tiền túi ra thanh toán khi đi qua trạm như các dự án BOT. Thế nhưng, về bản chất, thay vì trả tiền từ túi người dân, BT là các dự án đầu tư công được thanh toán bằng quyền sử dụng đất. Hình thức đầu tư này có thể mang lại những khoản sinh lời vô cùng lớn cho chủ đầu tư từ việc sở hữu những mảnh đất đắc địa nên dễ bị bóp méo, biến tướng. Giá những khu đất dùng để thanh toán được định giá thấp hơn thị trường trong khi đây đều là quỹ đất vàng...
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/