|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Quảng Nam là địa phương giao mặt bằng đường dây 500kV mạch 3 chậm nhất

15:06 | 13/09/2020
Chia sẻ
Đến nay, tỉnh Quảng Nam bàn giao 226/269 vị trí móng, đạt 84%, hành lang tuyến bàn giao 132/269 khoảng cột, đạt 49% là tỉ lệ thấp nhất trong các địa phương có đường dây 500kV mạch 3 đi qua.

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đến thời điểm này, Quảng Nam vẫn tiếp tục là địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm nhất trong số các tỉnh, thành có đường dây 500kV mạch 3 (Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi - Pleiku 2) đi qua.

Cụ thể, đoạn tuyến đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam dài khoảng 121,5km, qua huyện Đại Lộc, Nông Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My và Núi Thành với tổng cộng 269 vị trí móng trụ. 

Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã cùng nhà thầu vận động bàn giao 226/269 vị trí móng, đạt 84%, hành lang tuyến bàn giao 132/269 khoảng cột, đạt 49% (tỉ lệ thấp nhất trong các địa phương có đường dây 500kV mạch 3 đi qua).

Ông Bùi Công Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lí dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) cho biết do thời gian thi công dự án không còn nhiều nhưng khối lượng công việc còn lại là rất lớn.

Vì vậy để hoàn thành đóng điện công trình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, CPMB đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, chỉ đạo UBND huyện Nông Sơn khẩn trương trình phê duyệt phương án bồi thường phần hành lang tuyến qua địa bàn huyện để CPMB chi trả tiền và bàn giao mặt bằng.

Đồng thời hoàn tất các thủ tục liên quan, trình Sở Tài Nguyên và Môi trường thẩm tra giá đất cụ thể để có cơ sở lập, niêm yết thực hiện bố trí tái định cư cho 06 hộ dân phải di dời ra khỏi hành lang tuyến.

Đối với địa bàn huyện Hiệp Đức, cần sớm hoàn tất trình phê duyệt cho 4 vị trí móng và 4 khoảng cột còn lại. Tuyên truyền, vận động các hộ dân nhận tiền tại vị trí móng 922 và phần hành lang cho các hộ (3 hộ tại xã Hiệp Hòa, 7 hộ tại xã Quế Bình và 15 hộ tại xã Quế Lưu). 

Trường hợp các hộ dân không chấp hành, hoàn tất thủ tục trước ngày 15/9, UBND huyện xem xét ban hành Quyết định hỗ trợ thi công.

Quảng Nam là địa phương giao mặt bằng đường dây 500kV mạch 3 chậm nhất - Ảnh 1.

Thi công đường dây 500kV mạch 3 qua địa bàn tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Ảnh: EVN.

Đối với địa bàn huyện Tiên Phước, CPMB kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo UBND huyện ưu tiên tập trung nhân lực để giải phóng mặt bằng cho dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi. 

Chỉ đạo Tổ công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân nhận tiền, trước mắt đối với 16/57 vị trí móng còn lại để kịp bàn giao mặt bằng cho nhà thầu đào đúc móng trước 15/9/2020. Về công tác tái định cư, đôn đốc Sở Tài nguyên và mội trường sớm thẩm tra giá đất cụ thể để có cơ sở lập, niêm yết và trình duyệt phương án bồi thường, bố trí tái định cư cho 29 hộ dân.

Đối với huyện Bắc Trà My, cần chỉ đạo Ban Quản lí dự án - Quỹ đất, UBND xã Trà Đông khẩn trương hoàn tất hồ sơ liên quan đến hộ dân vị trí 999 gửi UBND huyện để ban hành quyết định cưỡng chế, trước ngày 20/9. 

Chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện chủ trì báo cáo cấp thẩm quyền cho phép chặt bỏ không tận thu 53 cây gỗ nằm trên diện tích 43ha rừng tự nhiên (do không thể tận thu vì là nhóm gỗ tạp trữ lượng thấp, nằm rải rác và không có đường vận chuyển).

Đối với huyện Núi Thành cần chỉ đạo xã Tam Trà hoàn tất các thủ tục của 43 thửa đất rừng phòng hộ cần điều chỉnh qua rừng sản xuất để chuyển cho các cơ quan chức năng phê duyệt; xã Tam Mỹ Tây hoàn tất xét pháp lí đất cho 20 thửa đất bị ảnh hưởng bởi hành lang tuyến còn lại; hoàn chỉnh hồ sơ nguồn gốc đất cho 12 thửa rừng phòng hộ hiện do hộ dân sản xuất không có giấy tờ trước ngày 15/9.

Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện giải quyết 2 thửa cấp sai quy định tại xã Tam Mỹ Đông. Trình UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất 1 thửa còn lại thuộc xã Tam Mỹ Tây. Tham mưu UBND huyện có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn giải quyết 5 thửa đất vẫn còn tranh chấp giữa Ban quản lí với người dân.

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.