|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

PVN đã thành lập 'hụt' ngân hàng Hồng Việt như thế nào?

10:30 | 20/08/2017
Chia sẻ
Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) chủ trương thành lập một ngân hàng mới. Ngân hàng này dự kiến sẽ có tên gọi Ngân hàng TMCP Hồng Việt.
pvn da thanh lap hut ngan hang hong viet nhu the nao

Ngân hàng Hồng Việt chết yểu, PVN và cổ đông của Hồng Việt chuyển hướng sang OceanBank.

Một Ban trù bị thành lập ngân hàng đã được thành lập do Nguyễn Xuân Sơn, Tổng giám đốc Công ty Tài chính dầu khí (PVFC) thời điểm đó làm Trưởng ban. Hàng loạt cổ đông tham gia góp vốn để thành lập ngân hàng bao gồm cán bộ công nhân viên của PVN.

Tuy nhiên, đến tháng 7 năm 2008 sau thời điểm các ngân hàng mới mọc lên như nấm sau mưa, NHNN tạm dừng xem xét đề nghị cấp giấy phép của ban trù bị thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần theo chỉ đạo của Chính phủ. Mặc dù đã được phê duyệt về mặt nguyên tắc, song “Ngân hàng Hồng Việt” không thể ra đời do Chính phủ yêu cầu cổ đông lớn là PVN phải rút vốn đầu tư.

Không lập được ngân hàng riêng, cuối năm 2008, PVN ký thỏa thuận và trở thành cả đông, đối tác chiến lược, góp 20% vốn điều lệ vào OceanBank. Theo thỏa thuận giữa PVN và OceanBank, PVN sẽ tham gia góp 20% vốn điều lệ và cổ đông là cán bộ công nhân viên của PVN đã tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt tham gia góp 10% vốn điều lệ OceanBank trong đợt góp vốn điều lệ năm 200, đồng thời OceanBank tiếp nhận cán bộ công nhân viên của Ban trù bị thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt về làm việc tại OceanBank; PVN đề cử nhân sự tham gia Hội đồng quản trị, trong đó 01 thành viên đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐQT, 01 thành viên kiêm chức danh TGĐ và 01 nhân sự tham gia Ban Kiểm soát; OceanBank chấp thuận tiếp nhận cơ sở vật chất, thiết bị đã được Ban trù bị thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt đã đầu tư, mua sắm.

PVN đã giới thiệu và cử Nguyễn Xuân Sơn làm thành viên HĐQT, kiêm TGĐ OceanBank. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 15/11/2010, Nguyễn Xuân Sơn được HĐQT OceanBank bổ nhiệm giữ chức vụ TGĐ OceanBank.

Việc góp vốn của PVN vào OceanBank được thực hiện thành 3 đợt, cụ thể: Đợt 1, ngày 31/12/2008 trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ của OceanBank từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Trong đó PVN góp 400 tỷ đồng nắm giữ 20% vốn điều lệ và cán bộ công nhân viên của PVN góp 200 tỷ đồng nắm giữ 10% vốn điều lệ của OceanBank. Đợt 2, góp 300 tỷ đồng ngày 27/10/2010 để tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng, đồng thời đảm bảo tỷ lệ sở hữu 20% vốn điều lệ. Đợt 3 góp 100 tỷ đồng ngày 17/5/2011 để tăng vốn điều lệ OceanBank lên 4.000 tỷ đồng.

Theo kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, tổng số tiền góp vốn theo các đợt nêu trên của PVN tại OceanBank là 800 tỷ đồng, bằng 20% vốn điều lệ OceanBank, số tiền này có nguồn gốc được hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, OceanBank được Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng, đồng thời PVN chấm dứt tư cách cổ đông và toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của cổ đông tại OceanBank dẫn đến PVN phải ghi nhận một khoản lỗ tương đương 800 tỷ đồng.

Ngân Giang

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.