|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phó Thủ tướng yêu cầu tái cấu trúc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp

11:01 | 30/12/2016
Chia sẻ
Tại hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 29/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Công Thương tập trung tái cấu trúc lại các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Theo ​đó, Bộ Công Thương cần lựa chọn các sản phẩm chủ lực để ưu tiên phát triển trong giai đoạn mới, trong đó có lĩnh vực ôtô, may mặc, da giầy, túi xách là những ngành có nhiều lợi thế của Việt Nam. Phó Thủ tướng cho biết, ​Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu túi xách, da giầy và đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu các sản phẩm may mặc. ​Đáng chú ý các sản phẩm này đang có tỷ lệ hóa rất cao, khoảng 40-50%. Chỉ tính riêng năm 2016, xuất khẩu nhóm hàng túi xách, da giầy và các sản phẩm may mặc đã mang về khoảng 37 tỷ USD, cao hơn lĩnh vực nông nghiệp.

pho thu tuong yeu cau tai cau truc cac linh vuc san xuat cong nghiep

"Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt là gạo, nông, thủy sản là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam," Phó Thủ tướng lưu ý. Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Phó Thủ tướng ​cũng yêu cầu Bộ Công Thương cần tập trung phát triển cho lĩnh vực này Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thay vì chỉ tập trung phát triển thị trường trong nước thì quan điểm cần hướng tới là phải tập trung đáp ứng thị trường trong nước lấy thị trường toàn cầu làm mục tiêu. "Vừa qua nhiều sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và trong nước không đủ dung lượng để sản xuất công nghiệp có hiệu quả được," Phó Thủ tướng nói. Tính đến đầu năm 2016, cả nước mới chỉ có gần 1.4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và so với tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, tức là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,03%. Theo Bộ Công Thương, chính sự yếu kém về nội lực nên hầu hết các nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế biến, chế tạo đều phải nhập khẩu, do đó sản phẩm cuối cùng không tạo ra giá trị gia tăng cao. Đến nay, các doanh nghiệp nội địa mới chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Trước thực tế đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất chính sách và lựa chọn một số doanh nghiệp có đủ năng lực và kinh nghiệm cũng như tâm huyết để tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đúc kết kinh nghiệm để có thể nhân rộng, phát triển có hiệu quả.

Quảng Dũng