|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Phấn đấu hoàn tất FTA Việt Nam - Israel vào năm 2018

15:59 | 21/03/2017
Chia sẻ
Tổng thống Israel và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đều quan tâm đến tình hình hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là xúc tiến hợp tác trong hai mảng nông nghiệp và khởi nghiệp.
phan dau hoan tat fta viet nam israel vao nam 2018
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. (Ảnh: VGP).

Đây là chia sẻ của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Israel 2017 được tổ chức hôm nay (21/3) tại Hà Nội.

Trồng trọt chăn nuôi, năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh, thương mại điện tử, an ninh mạng, đào tạo nhân lực, y tế giáo dục là những mảng có thể hợp tác giữa Việt Nam, Israel. "Gần như tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, cơ hội đều mở cho cả Israel và Việt Nam. Chúng tôi không chỉ chào đón các nhà sản xuất tôi muốn kêu gọi các công ty tư vấn các nhà đầu tư tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Quan hệ thương mại giữa hai nước tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây từ 222 triệu USD năm 2010 và đã lên trên 1,2 tỷ USD năm 2016. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, sự hợp tác này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Hai bên cần nỗ lực hơn nữa để nâng kim ngạch hai nước trong những năm tới.

Chia sẻ với quan điểm của Phó Thủ tướng, Tổng thống Israel, ông Reuven Rivlin cho biết trong tương lai Israel mong muốn có nhiều hơn hoạt động thương mại song phương. Ông cũng mong muốn FTA song phương giữa Việt Nam - Israel sớm hoàn tất đàm phán, đi vào thực thi.

"Mong rằng hiệp định song phương này hoàn thành sớm nhất, có thể vào năm 2018 khi hai nước kỉ niệm 25 năm quan hệ song phương", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Vị Tổng thống Israel cũng lưu ý, để đạt được hợp tác này, Việt Nam cần hơn nữa các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Tổng Thống Israel cho rằng đây là thời điểm dành cho Việt Nam khi kinh tế thị trường tăng trưởng một cách mau lẹ và với tốc độ ổn định. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đưa ra dẫn chứng độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Kim ngạch thương mại của Việt Nam với các nước năm 2016 đạt 359 tỷ USD, tăng bình quân gần 20%/năm trong suốt 20 năm qua. Với hơn 22.000 dự án đầu tư trực tiếp của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động trên tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 290 tỷ USD, Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng thổng Reuven Rivlin lấy ví dụ, hợp tác ứng dụng công nghệ cao của Israel vào nông nghiệp sẽ nâng cao các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. "Khi đó, hợp tác này sẽ đảm bảo an ninh lương thực cho toàn thế giới", vị Tổng thống nói. Tương tự hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục không dây, chăm sóc y tế trực tuyến sẽ đem lại hiệu quả, ứng phó được với những thách thức toàn cầu.

Tổng thống Reuven Rivlin chia sẻ mong muốn nhiều công ty thương gia của Việt Nam đầu tư vào các dự án chung của hai nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực khởi nghiệp là thế mạnh của Israel, người đại diện Israel cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam.

“Có nhiều điều có thể học hỏi ở Israel, đặc biệt có các doanh nghiệp Việt Nam ở đây. Cần học cách khởi nghiệp vì Israel là quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học cách mà người Israel sử dụng tài nguyên eo hẹp của mình, nhất là tài nguyên nước, hiệu quả như thế nào. Và trên hết là học cách mà người Israel đoàn kết và lao động cùng nhau như thế nào để cùng xây dựng được một nước Israel như tất cả chúng ta đều thấy”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng một lần nữa khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Israel trong các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghệ cao, công nghệ quốc phòng, đào tạo nguồn nhân lực và chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp bởi Israel với danh tiếng của một ”quốc gia khởi nghiệp”.

Thái Hoàng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.