|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói về rủi ro khi nợ xấu của nền kinh tế đang có xu hướng tăng lên

14:50 | 06/02/2022
Chia sẻ
"Nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tức là nợ xấu của nền kinh tế, hiện nay có xu hướng tăng lên. Đây là điều dễ hiểu do hậu quả của dịch COVID-19 trong hai năm qua", theo Phó Thống đốc.

Mới đây, Phó Thống đốc Thường thực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã chia sẻ với Báo Điện tử Chính phủ các thông tin xung quanh ngành Ngân hàng năm 2022.

Các đánh giá của Phó Thống đốc dựa trên bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dịch và nhiều yếu tố diễn biến khó lường đoán. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ ra rủi ro mà ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt.

Đó là, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, cả trong nước và ngoài nước; tác động của chính sách thương mại, đầu tư, gia tăng đột biến giá nhiều hàng hóa, thắt chặt tiền tệ của một số quốc gia có nền kinh tế lớn; kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả.

Trong nước, thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu tăng trưởng nóng, độ trễ của các gói kích thích kinh tế và độ mở của việc nới lỏng tiền tệ mấy năm vừa qua cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói về rủi ro khi nợ xấu của nền kinh tế đang có xu hướng tăng lên - Ảnh 1.

Phó Thống đốc Thường thực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. (Ảnh: VGP).

Về nợ xấu, Phó Thống đốc cho rằng công tác kiểm soát nợ xấu sẽ gặp khó khăn bởi dịch bệnh kéo dài, tác động có độ trễ nên sẽ ảnh hưởng lớn hơn hoạt động ngân hàng trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều áp lực về cân đối vốn huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn, kéo dài thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp…

Trong khi đó, nền kinh tế gặp khó khăn, sức khỏe doanh nghiệp bị bào mòn, năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút nên khách hàng khó đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, khiến việc xem xét cho vay mới sẽ gặp khó khăn… Điều này tác động ngược trở lại gây suy giảm năng lực tài chính các tổ chức tín dụng.

Lãnh đạo NHNN nhận định nợ xấu của các nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tức là nợ xấu của nền kinh tế, hiện nay có xu hướng tăng lên. Đây là điều dễ hiểu do hậu quả của dịch COVID-19 trong hai năm qua.

Vì vậy về lâu dài, muốn kiểm soát được nợ xấu, giảm được nợ xấu thì phải làm cho doanh nghiệp thoát ra khỏi khó khăn, sớm phục hồi trở lại hoạt động bình thường.

Trong thời gian qua, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm lãi suất cho trên 2,2 triệu khách hàng với dư nợ hơn 3,9 triệu tỷ đồng. Tổng số tiền lãi các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm đạt khoảng 37.500 tỷ đồng; giảm khoảng 2.560 tỷ đồng phí dịch vụ thanh toán; 1,32 triệu khách hàng đã được vay mới hơn 7,6 triệu tỷ đồng với lãi suất thấp. 

Phó Thống đốc Đào Minh Tú phân tích việc các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn lực của chính mình thông qua các chính sách, chương trình giảm lãi vay, miễn phí dịch vụ… để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân chắc chắn sẽ làm giảm phần nào lợi nhuận của tổ chức tín dụng.

Thiên Trường

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.