|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Phó Chủ tịch nước: ‘Làm thế nào để có nhiều hơn những cái tên nữ tỉ phú Việt Nam trên tường quốc tế?’

16:48 | 02/05/2019
Chia sẻ
Bước vào giai đoạn cách mạng 4.0, các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường, đời sống xã hội sẽ ngày càng thay đổi nhanh chóng và phức tạp, doanh nhân và nữ doanh nhân sẽ gặp nhiều thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ bài toán tiếp cận vốn, tài sản, thị trường… Nữ doanh nhân Việt Nam cần làm gì trước bối cảnh này?

Sáng nay (2/5), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, tại tọa đàm với chủ đề Nữ doanh nhân và khát vọng "Vì một Việt Nam thịnh vượng", Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có phát biểu, đánh giá về nữ doanh nhân tại Việt Nam.

Phó Chủ tịch nước: ‘Làm thế nào để có nhiều hơn những cái tên nữ tỉ phú Việt Nam trên tường quốc tế?’ - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu khai mạc đại hội. Ảnh: Hoàng Linh

Ở nước ta phụ nữ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động và ở lĩnh vực kinh doanh với khoảng 25% CEO hoặc thành viên của HĐQT là nữ. Ngày nay chị em đã có nhiều điều kiện để tiếp cận khoa học công nghệ tri thức của nhân loại cũng như các mô hình phát triển thị trường quốc tế ,tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu và đóng góp vào những giá trị chung vào nên kinh tế thế giới và quốc gia... Thật tự hào khi Việt Nam cũng đã xuất hiện nữ tỷ phú đô la đầu tiên chị Nguyễn Thị Phương Thảo của Vietjet, đồng thời cũng được xướng tên trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong năm 2018 cùng nhiều nữ doanh nhân thành đạt trên thương trường Việt như chị Mai Kiều Liên - Vinamilk, chị Thái Hương của TH True Milk, chị Nguyễn Thị Nga của BRG…, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá.

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, AFTA Việc thực hiện các thoả thuận kinh tế thương mại này sẽ tạo ra nhiều cơ hội, các nguồn lực đầu tư, quản lý chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng tạo điều kiện tham gia sâu hơn thị trường cung ứng, mạng lưới tổ chức kinh tế toàn cầu. Qua đó, từng bước nâng cao trình độ của nền kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nói riêng dũng cảm đối mặt với những khó khăn thách thức nhất là sức ép cạnh tranh giữa các bên … T

Trong bối cảnh đó, các nữ doanh nhân và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ để lớn mạnh cần xây dựng cả về số lượng và chất lượng, tổ chức thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế xã hội, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp cho xã hội, áp dụng khoa học tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh không để thua ngay trên sân nhà, phấn đấu có sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường kinh tế toàn cầu.

Để thực hiện khát vọng Vì một Việt Nam thịnh vượng, mỗi một doanh nhân và doanh nghiệp cần nâng cao nhân thức và hiều biết về hội nhập quốc tế để phát huy động lực và lợi thế, cập nhật công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ và từng bước khẳng định thương hiệu ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Bản thân doanh nhân nữ cần nâng cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, văn hoá kinh doanh, quan hệ lao động hài hoà, bảo đảm doanh nghiệp phát triển bền vững, đời sống vật chất tinh thần của người lao động không ngừng được nâng cao, tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các gia đình sách còn nhiều khó khăn… Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu.

Phó Chủ tịch nước: ‘Làm thế nào để có nhiều hơn những cái tên nữ tỉ phú Việt Nam trên tường quốc tế?’ - Ảnh 2.

Những nữ doanh nhân tiêu biểu đại diện cho các tập đoàn lớn như BRG, Tân Hiệp Phát, TH True Milk... tại tọa đàm sáng nay. Ảnh: Hoàng Linh

Theo Phó Chủ tịch nước, bước vào giai đoạn cách mạng 4.0, các vấn đề kinh tế xã hội, môi trường, đời sống xã hội sẽ ngày càng thay đổi nhanh chóng và phức tạp, doanh nhân và nữ doanh nhân sẽ gặp nhiều thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ bài toán tiếp cận vốn, tài sản, thị trường… Với thực trạng này, năm vấn đề được Phó Chủ tịch nước gợi ý 5 vấn đề trao đổi tại tọa đàm:

Thứ nhất, làm thế nào để có nhiều phụ nữ tham gia khởi nghiệp và góp phần xây dựng đội ngũ nữ doanh nhân lớn mạnh, phát triển, có khát vọng làm giàu chính đáng?

Thứ hai, làm thế nào để có nhiều hơn những cái tên nữ tỉ phú Việt Nam trên thương trường, trong nước, khu vực và quốc tế?

Thứ ba, làm thế nào để có những nữ doanh nhân Việt không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn làm tốt trách nhiệm xã hội, tạo ra giá trị nhân văn cho cộng đồng?

Thứ tư, làm thế nào để trở thành những nữ doanh nhân luôn biết cân bằng giữa công việc và gia đình?

Cuối cùng, những rào cản, bất cập hiện nay cũng như những đề xuất để khắc phục phát triển.

Về phía cơ quan nhà nước, Phó Chủ tịch nước khẳng định những chủ trương cơ bản:

Thứ nhất, việc đảm bảo bình đẳng giới và tăng cường cơ hội cho phụ nữ luôn được xem là một trong những vấn đề ưu tiên, đặc biệt trong việc tạo hành lang cho phụ nữ trong việc tiếp cận nguồn lực sản xuất, kinh doanh, cơ hội cho phụ nữ tham gia kinh tế đóng góp vào việc xây dựng nền kinh tế quốc gia bền vững

Thứ hai, luôn khuyến khích các nữ doanh nhân liên kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau giúp nhau cùng phát triển và khuyến khích tạo điều kiện để các doanh nhân tham gia các TCCTXH cũng như các mạng lưới KD. Đồng thời tổ chức nhiều diễn đàn quốc gia và quốc tế để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong kinh doanh, cuộc sống.

"Tôi sẽ lắng nghe và chia sẻ những ý kiến đóng góp, hiến kế của quý vị trong buổi tọa đàm hôm nay để cùng tìm lời giải cho các vấn đề nêu trên", Phó Chủ tịch nước phát biểu.

Hoàng Linh

ĐHĐCĐ DIG: Muốn làm hai thành phố y tế - nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa, tham vọng ở mảng KCN, năng lượng
Sau hơn hai giờ chờ đợi thêm, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG đã đủ điều kiện tiến hành. Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn chia sẻ về tham vọng của DIG ở các lĩnh vực mới từ thành phố y tế - nghỉ dưỡng đến khu công nghiệp, điện tái tạo...