|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 15/9: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 335 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh

16:35 | 15/09/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng chốt lời khi giá trị xả ròng lên đến gần 334 tỷ đồng, tương đương hơn 11,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index kết phiên tại mốc 1.245,66 điểm, ghi nhận 1 phiên giao dịch thành công về mặt điểm số. Sau phiên giao dịch sáng thuận lợi thì bước vào phiên chiều có nhịp chốt lời và ép giá một số ngành hồi phục trước đó.

Phiên giao dịch hôm nay nhìn chung thị trường giao dịch khá buồn ngủ và không có dòng dẫn dắt. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, nước, bất động sản khu công nghiệp... nhưng cũng chưa thật sự bứt phá.

Về kỹ thuật VN-Index đã tạm thời lấy lại mốc MA100 tuy nhiên dòng tiền không có sự lan tỏa, về cơ bản đã hấp thụ xong một số thông tin kém tích cực, điều cần lưu ý hiện tại là chưa có sự ủng hộ của dòng tiền.

Phiên đáo hạn phái sinh kết thúc trong êm đềm không có biến động gì lớn, phiên mai là phiên các quỹ ETF cơ cấu khả năng sẽ có nhiều biến động có thể quan sát được.

Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng chốt lời khi giá trị xả ròng lên đến gần 334 tỷ đồng, tương đương hơn 11,2 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Xét giá trị cụ thể, cổ phiếu FUEVFVND của Quỹ ETF VFMVN DIAMOND đứng đầu bên bán với giá trị rút ròng hơn 63,3 tỷ đồng.

Cùng chiều là các cổ phiếu giá trị dưới 50 tỷ đồng như STB được bán ròng hơn 46,1 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp là SSI (41,6 tỷ đồng) và GAS (32,5 tỷ đồng)

Danh mục top10 mã được xả ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 30 tỷ đồng như PVT (29,3 tỷ đồng), BID (28,8 tỷ đồng), VND (25,3 tỷ đồng), VGC (22,5 tỷ đồng), EIB (17,2 tỷ đồng) và VHM (16,4 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều ngược lại, cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục đứng đầu bên mua 2 phiên liên tiếp, tập trung chủ yếu vốn của khối ngoại với giá trị mua ròng gần 57,9 tỷ đồng.

VIC vươn lên vị trí top2 với giá trị gom ròng hơn 23,8 tỷ đồng, theo sau là VCB với giá trị mua ròng gần 15,2 tỷ đồng.

Cùng chiều là những mã cổ phiếu quy mô dưới 15 tỷ đồng như VJC được gom ròng gần 14,7 tỷ đồng. Nối tiếp là GMD (13,7 tỷ đồng), PVD (10,8 tỷ đồng), POW (4,9 tỷ đồng), NVM (4,8 tỷ đồng), FRT (4,5 tỷ đồng) và TNH (2,9 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại ghi nhận xu hướng giao dịch tích cực hơn khi mua ròng hơn 8,5 tỷ đồng, tương đương gần 285 nghìn đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng vào 3 cổ phiếu là PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá trị gần 4,1 tỷ đồng. Kế tiếp là PLC (2,8 tỷ đồng) và IDC (1,2 tỷ đồng). Theo sau là các mã quy mô nhỏ dưới 300 triệu như VCS (222 triệu đồng), IDV (207 triệu đồng), NSH (176 triệu đồng), CLH (122 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại chốt lời rất ít, cao nhất là 216 triệu đồng ở cổ phiếu SLS của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, theo sau là DL1 với giá trị bán ròng 172 triệu đồng. Sau đó bên bán trải dài ở mức dưới 100 triệu đồng ở các cổ phiếu như PIA (72 triệu đồng), TNG (63 triệu đồng), API (25 triệu đồng), NBC (21 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng với quy mô hơn 4,2 tỷ đồng, tương đương hơn 168 nghìn đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn chủ yếu vào 2 cổ phiếu là VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel với giá trị hơn 10,5 tỷ đồng, theo sau là QNS (5,6 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu ngoại tiếp tục tìm đến các cổ phiếu dưới 400 triệu như MCH (324 triệu đồng), MML (320 triệu đồng), BDG (171 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu ACV với giá trị hơn 6 tỷ đồng. Cùng chiều là những mã quy mô dưới 2 tỷ đồng như SIP (1,9 tỷ đồng), VEA (1,6 tỷ đồng), CSI (1,4 tỷ đồng), NTC (1,4 tỷ đồng), …

Linh Chi

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.