|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Phí dịch vụ ngân hàng: 'Không có bữa trưa nào là miễn phí'

07:30 | 06/03/2018
Chia sẻ
“Không có bữa trưa nào miễn phí”. Việc các ngân hàng miễn phí hoặc ưu đãi một số khoản phí trong một giai đoạn nhất định nhằm để thu hút khách hàng. Các ưu đãi và miễn phí chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, các ngân hàng sẽ phải kết thúc chương trình.
phi dich vu ngan hang khong co bua trua nao la mien phi Khách phản ứng tăng phí, Vietcombank khẳng định 'thu phí thấp nhất thị trường'
phi dich vu ngan hang khong co bua trua nao la mien phi Phí dịch vụ tài khoản và ngân hàng điện tử nào rẻ nhất?

Chuyện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố biểu phí mới dành cho khách hàng cá nhân đã khiến cho không ít khách hàng lo ngại và có những động thái muốn ngoảnh lưng với ngân hàng.

Khách hàng không còn được nhận “kẹo”

Mỗi ngày, bạn đi qua và đều cho đứa bé một viên kẹo ngọt. Bạn làm điều đó một cách tự nguyện, đứa trẻ vui. Tuy nhiên, đến một ngày bạn xuất hiện, trên tay không có gì và bảo “Chú hết kẹo rồi!”. Đứa trẻ hẳn sẽ không vui và có thể quay sang trách móc bạn.

Về mặt tâm lý người tiêu dùng, việc tăng những loạt phí vốn trước đó miễn phí sẽ khiến họ phật lòng. Vậy, thực sự khách hàng có như “đứa trẻ” được nhận kẹo?

Tăng các loại phí, giọt nước tràn ly?

Việc thu thêm các loại phí từ ngân hàng hẳn sẽ không gây ra hiệu ứng bất bình đến thế, nếu như đồng tiền mà họ bỏ ra mang lại trải nghiệm dịch vụ xứng đáng.

Khách hàng của Vietcombank, vốn dĩ đã mang trong mình không ít điều không hài lòng như việc phải xếp hàng dài chờ đợi hay không nhận được những tư vấn nhiệt tình, thái độ của nhân viên phục vụ..., là những điều không có gì mới. Giờ đây, tăng phí, đây là giọt nước tràn ly khiến khách hàng cảm thấy phi lý và nảy sinh tâm trạng bất bình.

Mất thêm tiền, trên thực tế khách hàng có quyền được kỳ vọng vào trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Và điều mà họ thấy rằng, Vietcombank không có sự vượt trội về dịch vụ mang lại so với một số ngân hàng khác.

Vietcombank là một ngân hàng lớn và uy tín, tuy nhiên khi nhìn sang các ngân hàng khác như Techcombank, TPBank, VPBank đang làm rất tốt việc chiều lòng khách hàng. Đi cùng với mức chi phí ưu đãi hơn rất nhiều là các dịch vụ khiến khách hàng “cảm thấy mát lòng”.

Nhìn về góc độ kinh doanh vì lợi nhuận của ngân hàng

phi dich vu ngan hang khong co bua trua nao la mien phi

Có một điều khi đặt vào vị trí của ngân hàng, hoạt động vì lợi nhuận, khách hàng cần hiểu một điều rằng.

“Không có bữa trưa nào miễn phí”.

Việc các ngân hàng miễn phí hoặc ưu đãi một số khoản phí trong một giai đoạn nhất định là để thu hút khách hàng. Các ưu đãi và miễn phí chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Về căn bản, các ngân hàng đều sẽ phải kết thúc chương trình.

Tương tự việc bắt đầu áp dụng mức phí cho việc rút tiền ở cây ATM cách đây vài năm. Tuy nhiên cùng với sự ra đời của Thông tư 35 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, khách hàng không còn được miễn phí rút tiền tai ATM của hầu hết ngân hàng. Các ngân hàng lý giải, họ cần phải thu để bù đắp chi phí hạ tầng và vận hành dịch vụ ATM, bởi họ đã chịu lỗ nhiều năm qua. Tính đến thời điểm hiện nay, chỉ có số ít ngân hàng còn thực hiện miễn phí rút tiền tại ATM như VIB, TPBank…

Câu chuyện kinh doanh tương tự có thể nhìn thấy ở trường hợp của Grab, hay Uber. Doanh nghiệp tung ra rất nhiều khuyến mãi và chấp nhận không có lợi nhuận để thu hút khách hàng và tạo được thói quen tiêu dùng. Tuy nhiên, với một số khung giờ cao điểm, mức phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ Grab, Uber sẽ tăng lên rất nhiều so với thông thường.

Nếu so sánh các biểu phí ngân hàng, Vietcombank không phải là ngân hàng duy nhất thu phí quản lý tài khoản, hay chuyển khoản bằng dịch vụ ngân hàng điện tử. BIDV, Vietinbank hay MBBank... cũng đang áp dụng các mức phí khác nhau đối với quản lý tài khoản hay chuyển tiền bằng ngân hàng điện tử.

phi dich vu ngan hang khong co bua trua nao la mien phi Phí dịch vụ tài khoản và ngân hàng điện tử nào rẻ nhất?

Thời gian tới, có lẽ Vietcombank sẽ không là cái tên duy nhất có sự cập nhật trong biểu phí dịch vụ ngân hàng. Trên thực tế, chưa có ngân hàng nào cam kết các dịch vụ miễn phí mà khách hàng đang sử dụng là vô thời hạn và không thay đổi.

Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận khách quan, biểu phí của Vietcombank cũng có những điều chỉnh “dễ chịu” hơn cho khách hàng đối với VCB-Mobile Banking và VCB – iBanking.

Nếu khách hàng chỉ thực hiện các giao dịch giá trị thấp dưới 50 triệu đồng (với chuyển khoản cho người khác trong hệ thống Vietcombank) hoặc dưới 10 triệu đồng (với chuyển khoản ngoài hệ thống Vietcombank), thì theo biểu phí mới, mức phí giao dịch đã được điều chỉnh giảm tương ứng xuống từ 3.000 còn 2.000 đồng/giao dịch và từ 10.000 còn 7.000 đồng/giao dịch. Tất cả các mức phí trên chưa bao gồm thuế VAT.

Phí chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ trước đây được áp dụng với mức thu 11.000 đồng/giao dịch thì trên biểu phí mới Vietcombank chỉ thu 7.700 đồng đối với các giao dịch dưới 10 triệu đồng. Mức phí này đã bao gồm thuế VAT.

Giá cả là một trong những điều kiện ưu tiên khi khách hàng lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, điều giữ chân khách hàng lâu dài còn là trải nghiệm dịch vụ xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra.

Tuệ An

Dragon Capital: Thị trường tài chính biến động sau bầu cử tổng thống Mỹ, chứng khoán Việt Nam khó giảm điểm thêm
Dragon Capital nhận định việc ông Donald Trump đắc cử lần thứ hai đã khiến cho thị trường tài chính toàn cầu biến động, giống như lần thứ nhất, thể hiện qua việc DXY tăng lên. Một số thị trường mới nổi gặp áp lực gia tăng khi dòng vốn rút về Mỹ. Điều này diễn ra trên nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.