|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

PGS.TS Trần Đình Thiên: Không thể bàn về thị trường KHCN như bán khoai, bán sắn

14:24 | 24/09/2022
Chia sẻ
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng thị trường KHCN là một thị trường đặc biệt và cần được đặt làm trục chính trong sự phát triển của đất nước.

Hôm 23/9, tại Hội nghị "Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập" do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã nêu quan điểm về thị trường khoa học công nghệ (KHCN).

"Nếu thảo luận về chuyện bán hàng, sản xuất ra hàng rồi bán hàng thì không phải. Đây là phát triển một thị trường rất đặc biệt, một cấu trúc thể chế của nền kinh tế hiện đại. Ta đi sau mà ta muốn vượt lên, vẫn bàn như việc "bán khoai, bán sắn" thì không được.

Trong kinh tế thị trường thì phát triển thị trường là cái khó nhất. Chúng ta phải bàn thị trường KHCN như một yếu tố nền tảng của nền kinh tế thị trường, chứ không phải chỉ là chuyện của một ngành, một lĩnh vực cụ thể", ông Trần Đình Thiên nêu quan điểm.

  Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS Trần Đình Thiên. (Ảnh: VGP).

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, việc phát triển thị trường KHCM rất khó. Nếu như qua 3-4 thập kỷ qua, chúng ta vẫn đang loay hoay với câu chuyện phát triển đồng bộ hệ thống thị trường bất động sản, tiền tệ… thì một thị trường liên quan đến sản phẩm trí tuệ như KHCN còn khó hơn rất nhiều.

"Chúng ta đang ở thời đại công nghệ cao, tức là KHCN và trí tuệ con người là nguồn lực quan trọng nhất. Chúng ta đang bàn đến một thị trường rất quan trọng cho phát triển, rất khó và cũng rất mới. Chúng ta phải bàn đến thị trường này như là một thị trường then chốt bậc nhất trong hệ thống thị trường, là thị trường dẫn dắt phát triển thì nền kinh tế chúng ta mới phát triển được", ông Trần Đình Thiên nói.

Bên cạnh đó, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam dẫn chứng câu chuyện của Trung Quốc, nhờ vào thực lực KHCN, quốc gia này đã đạt được những bước nhảy vọt quan trọng. Nếu trong thập niên 90, thu nhập đầu người của Trung Quốc tương đương Việt Nam thì hiện tại con số đó đã gấp 5-6 lần.

Việt Nam là quốc gia đi sau, có lợi thế là rút ngắn được thời gian tiếp cận công nghệ nhưng các vấn đề như nguồn lực, điều kiện, nền tảng đang là rào cản cho chúng ta.

"Những nước như Hàn Quốc, Trung Quốc biết lợi thế đi sau để bứt lên, dành tối đa nỗ lực quốc gia cho KHCN. KHCN bao giờ trở thành lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế, dẫn dắt phát triển nền kinh tế thì lúc đó chúng ta mới bàn về thị trường theo đúng nghĩa được", ông Trần Đình Thiên nêu quan điểm.

Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra các vấn đề cần làm đối với thị trường KHCN là phải hiểu được khái niệm thị trường KHCN và đặt ra một quy chuẩn cho việc định giá sản phẩm.

Ông Trần Đình Thiên đưa ra giải pháp: "Chúng ta phải định nghĩa đây là một thị trường mà sản phẩm của nó rất đặc biệt và cơ chế vận hành rất đặc biệt. Bộ KH&CN phải phối hợp với những bộ về kinh tế để giải quyết vấn đề thị trường KHCN là gì? Vận hành như thế nào? Hỗ trợ phát triển như thế nào?"

Vị PSG.TS định hướng KHCN phải là trục chính, trực dẫn dắt cho sự phát triển quốc gia. Và ông bày tỏ mong muốn có sự hỗ trợ của Nhà nước về cung cấp cơ sở vật chất ban đầu, có cơ chế chính sách, một hệ thống thể chế tương thích với đối tượng. Bên cạnh đó, ông Thiên ủng hộ vai trò của Nhà nước trong việc tiêu thụ sản phẩm KHCN.

"Đây là điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp. Nếu Nhà nước là người mua hàng lớn nhất thì thị trường này phát triển rất nhanh. Cách tiếp cận người mua là rất quan trọng", ông Trần Đình Thiên chia sẻ.

Doanh Chính

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.